Chia sẻ niềm tin - Nâng cao vị thế

Kế hoạch khảo sát thực trạng thiết bị hỗ trợ đi lại cho người khuyết tật Việt Nam

  • Thực hiện: Nguồn từ ICRC - SFD
  • 18/11/2014
  • 0 Bình luận
  • Lượt xem: 1027

Người khuyết tật Việt Nam vừa được đón nhận một tin vui từ Chính phủ khi Công ước Quốc tế của Liên hiệp Quốc về quyền của người khuyết tật (CRPD) vừa được Quốc hội thông qua tháng 11 năm 2014. Việc phê chuẩn này đồng nghĩa với việc Chính phủ cam kết thực hiện những quyền và lợi ích cho người khuyết tật, trong đó có những quyền về chăm sóc sức khỏe nói chung và cung cấp dịch vụ phục hồi chức năngnói riêng mà hiện nay còn chưa được Chính phủ quan tâm tới. Cụ thể hơn là hiện nay tại Việt Nam chưa có hệ thống quản lý của Nhà nước về việc cung cấp các thiết bị trợ giúp đi lại cho người khuyết tậtnhư chân tay giả, nẹp chỉnh hình và xe lăn để người khuyết tậtcó dụng cụ hỗ trợ phù hợp và đạt chất lượng.

Trong khi đó, căn cứ theo Khoản b điều 25 Công ước  thì Chính phủ phải cung cấp những dịch vụ y tế đặc biệt mà người khuyết tật cần… nhằm giảm thiểu và ngăn ngừa khuyết tật tăng thêm và Khoản 3 điều 26 yêu cầu các quốc gia phê chuẩn Công ước tăng cường số lượng, hiểu biết và sử dụng công nghệ và thiết bị trợ giúp dành riêng cho người khuyết tật liên quan đến tập luyện và phục hồi.

Điều này đồng nghĩa với việc các cơ quan chức năng liên quan của Nhà nước sẽ cần phải có thông tin, chuyên môn và nguồn lực cần thiết  để xây dựng kế hoạch hành động thực hiện những điều khoản nêu trên dựa trên quyền của người khuyết tậtđã được Chính phủ xác nhận. Nhằm chung tay giúp chính phủ Việt Nam có thông tin liên quan đến dịch vụ cung cấp thiết bị hỗ trợ đi lại cho người khuyết tật, ICRC-SFD đã xây dựng kế hoạch hỗ trợ tài chính cho hai đơn vị là Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế thực hiện một cuộc khảo sát quốc gia về lĩnh vực này với mục tiêu cuối cùng là kết quả của cuộc khảo sát sẽ là thông tin sát thực cho chính phủ xây dựng kế hoạch hành động nhằm cải thiện tình hình dịch vụ và cung cấp dịch vụ cho người khuyết tật.

Tháng 11 năm 2014, ICRC-SFD đã có một cuộc họp 3 bên với đại diện của Molisa và MoH để chính thức nêu lên đề xuất này với hai Bộ. Những câu hỏi dự kiến sẽ được tìm hiểu như Có bao nhiều đơn vị hiện nay cung cấp thiết bị trợ giúp đi lại cho người khuyết tật tại Việt Nam? Chất lượng và giá thành của nhưng thiết bị như thế nào? Nhu cầu của người khuyết tật về những thiết bị này ra sao? Tầm quan trọng của những thiết bị này đối với việc hòa nhập xã hội của người khuyết tật? Nếu chính phủ đáp ứng đủ nhu cầu của người khuyết tật thì sẽ cần nguồn kinh phí là bao nhiêu?

Sau khi cuộc họp kết thúc, đại diện của của hai Bộ đồng ý với kế hoạch của ICRC-SFD và đề nghị cần phải có một Biên bản ghi nhớ 3 bên nhằm quy định công việc và trách nhiệm của từng bên tham gia. Các bước cần thiết của một cuộc khảo sát sẽ được tiến hành sau đó trong năm 2015.

 


0 bình luận

Bình luận thêm