Chia sẻ niềm tin - Nâng cao vị thế

Tuyển nhóm chuyên gia nghiên cứu đánh giá khoảng trống chính sách liên quan đến người khuyết tật trong Luật Việc làm 2013

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

Tuyển nhóm chuyên gia nghiên cứu đánh giá khoảng trống chính sách liên quan đến người khuyết tật trong Luật Việc làm 2013

                                                                   

I. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT

Luật Việc làm 2013 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 16 tháng 11 năm 2013 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. Sau 10 năm triển khai thực hiện, Luật Việc làm 2013 đã bộc lộ một số hạn chế trong thực tiễn. Chủ trương sửa đổi Luật Việc làm 2013 đã được đưa vào chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 2024 và dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến dự thảo sửa đổi Luật vào tháng 10/2024. Hiện nay, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) là cơ quan chủ trì và đang trong quá trình biên soạn dự thảo sửa đổi Luật Việc làm 2013. So với Luật Việc làm 2013, dự thảo sửa đổi đã bổ sung một số nội dung mới, tuy nhiên, các nội dung, quy định liên quan đến người khuyết tật còn khá mơ hồ. Trong khi đó, theo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 7 triệu người khuyết tật, chiếm 7% dân số từ 2 tuổi trở lên. Tỷ lệ người khuyết tật trong độ tuổi lao động là 61%, trong đó 40% có khả năng lao động. Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ LĐTBXH, chỉ có 31,7% người khuyết tật từ 15 tuổi trở lên có việc làm so với 83,8% tỷ lệ này ở người không khuyết tật. Điều này cho thấy khoảng cách rất lớn về cơ hội việc làm giữa người khuyết tật và người không khuyết tật. Vì vậy, cần phải hoàn thiện hệ thống chính sách để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho vấn đề việc làm của người khuyết tật cũng như đảm bảo quyền lao động và việc làm của người khuyết tật tại Việt Nam.

Do vậy, để hoàn thiện khung chính sách pháp lý về vấn đề việc làm của người khuyết tật, trong khuôn khổ dự án “Tăng cường cơ hội, nâng cao vị thế cho người khuyết tật giai đoạn II” (2021 - 2024) do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, ACDC sẽ hợp tác với một số cơ quan liên quan phát triển đề xuất dự án sửa đổi bổ sung Luật Việc làm 2013, tập trung vào một số vấn đề việc làm của người khuyết tật tại Việt Nam. Để hoàn thiên hồ sơ trình Dự án Luật Việc làm sửa đổi, ACDC dự kiến tiến hành xây dựng một nghiên cứu về khoảng trống chính sách về vấn đề việc làm liên quan đến người khuyết tật trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, ACDC hiện đang tìm kiếm nhóm chuyên gia tư vấn trong nước có đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm chuyên sâu để thực hiện hoạt động này.

II. MỤC TIÊU

Một báo cáo nghiên cứu bằng tiếng Việt (bắt buộc) và tiếng Anh (khuyến khích) về khoảng trống chính sách về vấn đề việc làm liên quan đến người khuyết tật được hoàn thiện bởi nhóm chuyên gia, đáp ứng các mục tiêu cụ thể sau:

  • Nghiên cứu tại bàn (Desk review) các khoảng trống chính sách về vấn đề việc làm liên quan đến người khuyết tật trong giai đoạn hiện nay trong Luật Việc làm 2013 trên cơ sở so sánh với hệ thống pháp luật hiện hành của Việt Nam,  Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật và các điều ước quốc tế liên quan…
  • Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia về chính sách việc làm cho người khuyết tật
  • Đưa ra các đề xuất, kiến nghị nhằm đảm bảo quyền làm việc của người khuyết tật trong Luật Việc làm (sửa đổi).

III. PHẠM VI CÔNG VIỆC

  • Thu thập và tổng hợp thông tin, tài liệu làm căn cứ để xây dựng Báo cáo nghiên cứu
  •  Xây dựng đề cương báo cáo
  • Tổng hợp và phân tích dữ liệu, thông tin để xác định các khoảng trống chính sách về vấn đề việc làm cho người khuyết tật trong Luật Việc làm 2013 trên cơ sở so sánh với hệ thống pháp luật hiện hành (đặc biệt chú ý đến Luật Người khuyết tật,  Bộ Luật lao động 2019, Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014…), Công ước của LHQ về quyền của người khuyết tật và các điều ước quốc tế khác.
  • Xây dựng báo cáo chi tiết
  • Tham gia các cuộc họp, trao đổi các vấn đề kỹ thuật với các chuyên gia, soạn thảo câu trả lời, giải trình cho các câu hỏi, ý kiến từ cơ quan có liên quan
  • Ghi nhận các ý kiến góp ý để chỉnh sửa các bản thảo và hoàn thiện bản cuối cùng báo cáo nghiên cứu

IV. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:  

Phương pháp để thực hiện nghiên cứu này là nghiên cứu tài liệu thứ cấp (Desk review).

V. KẾ HOẠCH, THỜI GIAN TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ

STT

Nhiệm vụ

Thời hạn hoàn thành

Số ngày

 

1

Rà soát, nghiên cứu tài liệu

 10/3/2024

5

2

Xây dựng đề cương báo cáo

12/3/2024

3

3

Tổng hợp và phân tích dữ liệu, thông tin

18/3/2024

6

4

Xây dựng báo cáo chi tiết

12/4/2024

11

5

Tham vấn kết quả với các bên liên quan

22/4/2024

2

6

Ghi nhận các ý kiến góp ý để chỉnh sửa các bản thảo và hoàn thiện bản cuối cùng báo cáo đánh giá tác động chính sách

 

30/4/2024

3

 

TỔNG CỘNG

 

30 ngày

VI. YÊU CẦU VỀ PHẨM CHẤT/TRÌNH ĐỘ VÀ KINH NGHIỆM

  • Chuyên gia có bằng Thạc sĩ trở lên về Luật học/xã hội học/hành chính công hoặc các chuyên ngành liên quan
  • Có tối thiểu 07 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng Luật có liên quan.
  • Có hiểu biết sâu sắc, hệ thống về lĩnh vực người khuyết tật.
  • Có chuyên môn sâu về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, giới, thủ tục hành chính và pháp luật; am hiểu về phân tích chính sách
  • Có kiến thức và kinh nghiệm tốt trong việc thiết kế, thực hiện các dự án nghiên cứu và soạn thảo báo cáo, nắm chắc phương pháp nghiên cứu và kỹ năng xây dựng các báo cáo đánh giá;
  • Kỹ năng chuyên nghiệp trong việc tóm tắt, phân tích và viết báo cáo;
  • Có kỹ năng viết báo cáo bằng Tiếng Anh là một lợi thế.

VII. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

  • Thời gian thực hiện nghiên cứu: Hoạt động dự kiến triển khai trong tháng 3/2024 và hoàn thành trước 31/3/2024.
  • Tư vấn được tuyển chọn sẽ làm việc tại nhà và tham gia một số cuộc họp, hội nghị, hội thảo tại Hà Nội hoặc một số địa phương khác.

VIII. PHÍ TƯ VẤN

Phí tư vấn được trả dựa trên kinh nghiệm và năng lực của tư vấn. Mức phí cụ thể sẽ được quyết định sau khi chuyên gia tư vấn và ACDC thảo luận và thống nhất.

IX. QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT

Các công việc của tư vấn được thực hiện dưới sự quản lý chung của Điều phối dự án. Khi thực hiện các hoạt động chung liên quan đến địa phương tư vấn sẽ chịu sự quản lý và giám sát trực tiếp của Cán bộ chương trình.

X. HỒ SƠ

  1. Hồ sơ của tư vấn/ Sơ yếu lý lịch (CV) của tư vấn.
  2. Các tài liệu nghiên cứu liên quan đã từng (tham gia) nghiên cứu trước đây (nếu có).

XI. HẠN NỘP HỒ SƠ

  • Hạn nộp hồ sơ: 17h00 ngày 20 tháng 02 năm 2024
  • Hồ sơ gửi về:
  • Email: tuyendung@acdc.org.vn
  • Điện thoại: 024 6675 3946

Lưu ý: ACDC sẽ chỉ liên hệ với các ứng viên có hồ sơ phù hợp.