Chia sẻ niềm tin - Nâng cao vị thế

Trung tâm ACDC tuyển chuyên gia khảo sát

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

**********

CHUYÊN GIA THỰC HIỆN KHẢO SÁT ĐẦU VÀO

Thực trạng hoà nhập cho người khuyết tật tại Trà Lĩnh – Cao Bằng, Na Rì – Bắc Kạn

 

        I.                        CƠ SỞ ĐỀ XUẤT

Luật Người khuyết tật (NKT) đã có hiệu lực kể từ năm 2011 và mang lại những kết quả đáng ghi nhận so với thời điểm trước khi ban hành. Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đã thông qua Kế hoạch Quốc gia về "Hỗ trợ người khuyết tật từ năm 2012 đến năm 2020" vào ngày 5 tháng 8 năm 2012 theo Quyết định 1019/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ đã được triển khai ở tất cả các vùng miền cả nước. Trong đó, mỗi tỉnh đều phải thực hiện đề án và chỉ định các cơ quan địa phương liên quan. Ngoài ra, Việt Nam đã phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Quyền của Người Khuyết tật vào ngày 28 tháng 11 năm 2014, đánh dấu một bước đi quan trọng để tạo môi trường pháp lý và cam kết quốc tế nhằm đảm bảo quyền bình đẳng và cơ hội cho sự phát triển của người khuyết tật.

Mặc cho sự tiến bộ của luật pháp và chính sách, việc thực hiện vẫn chưa hiệu quả. Nhận thức và hiểu biết về các vấn đề khuyết tật và các văn bản pháp luật liên quan không chỉ của người dân mà cả của các quan chức chính phủ đều chưa đủ.

Kiến thức và thái độ về khuyết tật vẫn là một thách thức cho sự phát triển hòa nhập và công bằng tại các khu vực mà dự án "Chúng tôi có thể" đề xuất. Tại các huyện Na Rì - Bắc Kạn và Trà Lĩnh - Cao Bằng, một cuộc điều tra năm 2017 của ChildFund và đối tác ACDC[1] cho thấy NKT, các thành viên gia đình họ và cộng đồng không hiểu về khuyết tật, các loại khuyết tật và quyền của NKT. Điều này rất đáng lo ngại khi nhiều NKT không biết cách chăm sóc bản thân, ngay cả trong các hoạt động tự chăm sóc cơ bản. Đáng báo động, một số cán bộ không thể xác định được các dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật và nguyên nhân gây ra khuyết tật. Tất cả những điều này làm gia tăng thách thức cho NKT hòa nhập cộng đồng và trở thành một phần của quá trình phát triển.

Do vậy, trong khuôn khổ Dự án WE CAN, Khảo sát đầu vào thực trạng liên quan đến nhận thức, thái độ và hành vi xung quanh vấn đề khuyết tật tại địa bàn 2 huyện Trà Lĩnh – Cao Bằng và Na Rì – Bắc Cạn được xây dựng nhằm đánh giá tình hình thực tế về nhận thức, thái độ và hành vi của NKT, người chăm sóc, cộng đồng và cán bộ xung quanh vấn đề khuyết tật. Hơn hết, kết quả khảo sát cũng hỗ trợ Dự án WE CAN lựa chọn phương thức hỗ trợ phù hợp cho người khuyết tật để đảm bảo mục tiêu thúc đẩy quyền của NKT và hỗ trợ họ trở thành những công dân tích cực đóng góp cho sự phát triển chung của gia đình và cộng đồng. Nâng cao sự hòa nhập của NKT nhằm mang lại lợi ích kinh tế, xã hội và văn hoá là trọng tâm chính để thúc đẩy thái độ "Chúng tôi có thể!" của NKT và cộng đồng đối với NKT.

 

      II.                        MÔ TẢ CỤ THỂ

1.      Tên và địa điểm khảo sát

Tên khảo sát: Khảo sát thực trạng hoà nhập khuyết tật của người khuyết tật tại hai huyện của hai tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn.

Địa điểm khảo sát :

- Huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng bao gồm các 6 xã: Quốc Toản, Xuân Nội, Quang Vinh, Qunag Hán, Cao Chương, Lưu Ngọc.

- Huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn bao gồm 6 xã: Dương Sơn, Xuân Dương, Cư Lễ, Hữu Thác, quang Phong, Đổng Xá.

2.      Mục tiêu

Xây dựng Báo cáo khảo sát liên quan đến nhận thức, thái độ và hành vi xung quanh vấn đề khuyết tật. Báo cáo này sẽ là cơ sở để nhóm điều phối dự án xem xét đến hoạt động tiếp theo trong khuôn khổ dự án, góp phần hỗ trợ mục tiêu Dự án được đảm bảo thực hiện theo đúng lộ trình cam kết.

3.      Nội dung khảo sát cụ thể:

-Rà soát các văn bản, tài liệu trong khuôn khổ chính sách và pháp luật tại cấp xã, huyện.

-Khảo sát về thực trạng hoà nhập khuyết tật của Người khuyết tại địa phương trên các phương diện: nhận thức, thái độ và hành vi, xung quanh các vấn đề chính: môi trường vật chất, thông tin truyền thông và chính sách. Riêng mảng chính sách sẽ chỉ khảo sát phần y tế và phúc lợi xã hội.

4.      Đối tượng khảo sát và thành phần tham dự

-          Cán bộ chính quyền cấp huyện, xã

-          NKT hoặc đại diện gia đình NKT

-          Người dân

Tổng số: 80 người/huyện

    III.                        PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

Chuyên gia có thể sử dụng các phương pháp sau để khảo sát:

·Phương pháp định tính:

-          Rà soát, phân tích thông tin thứ cấp liên quan từ các ban ngành liên quan cấp huyện, xã.

-          Phỏng vấn sâu NKT, đại diện gia đình NKT, cán bộ phụ trách lĩnh vực lao động - thương binh - xã hội cấp huyện,xã và cán bộ Y tế cấp xã.

·Phương pháp định lượng:

Điều tra xã hội học nhằm thu thập các thông tin định lượng liên quan đến nội dung khảo sát. Điều tra viên tiến hành phỏng vấn trực tiếp đối tượng theo bảng câu hỏi điều tra.

 

   IV.                        KẾ HOẠCH, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM TRIỂN KHAI

            Hoạt động dự kiến bắt đầu từ tháng 7/2018 và hoàn thiện báo cáo chậm nhất 10 ngày kể từ ngày kết thúc khảo sát thực địa. Lịch làm việc cụ thể sẽ được thảo luận và quyết định giữa chuyên gia và cán bộ ACDC. Tổng cộng thời gian cho hoạt động là 11,5 ngày[2] để hoàn thiện tất cả nhiệm vụ gồm:

STT

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG

THỜI GIAN

1

Xây dựng đề cương khảo sát,

1 ngày

2

Xây dựng bộ công cụ

2 ngày

3

Tập huấn bộ công cụ

0,5 ngày

4

Thực địa

4 ngày

5

Xử lý, phân tích số liệu

1 ngày

6

Xây dựng báo cáo

3 ngày

 

            Chuyên gia sẽ làm việc cố định tại Hà Nội và tham gia tập huấn bộ công cụ tại huyện Trà Lĩnh, Cao Bằng và huyện Na Rì, Bắc Kạn.

           

     V.                        YÊU CẦU VỀ KẾT QUẢ ĐẦU RA

            Chuyên gia tư vấn cần gửi một (01) bản báo cáo hoàn chỉnh phù hợp với mục tiêu khảo sát đã đề ra. Bên cạnh đó, chuyên gia tư vấn cần nộp các dữ liệu thô cho Dự án.

      Tất cả các báo cáo và kết quả dưới dạng văn bản đều được viết bằng tiếng Anh và tiếng Việt.

 

   VI.                        YÊU CẦU VỀ PHẨM CHẤT/TRÌNH ĐỘ VÀ KINH NGHIỆM

            1. Trách nhiệm của chuyên gia:

-          Xây dựng đề cương khảo sát

-          Xây dựng bộ công cụ khảo sát bao gồm: hướng dẫn thảo luận nhóm, hướng dẫn phỏng vấn sâu và bảng khảo sát đại trà dành cho người khuyết tật/ đại diện người khuyết tật, cộng đồng và cán bộ.

-          Tập huấn bộ công cụ

-          Tham gia thực hiện

-          Phân tích số liệu

-          Xây dựng báo cáo nghiên cứu

            2. Trình độ, chuyên môn và kỹ năng

-Bằng đại học/ sau đại học về các ngành có liên quan;

-Kinh nghiệm và kiến thức về lĩnh vực khuyết tật;

-Kinh nghiệm thực tiễn trong khảo sát pháp lý và/hoặc khảo sát xã hội

-Hiểu biết về lĩnh vực phát triển và các quy trình hành chính nhà nước ở Việt Nam

-Kiến thức về phương pháp tiếp cận dựa trên quyền được chứng minh trong các công việc khảo sát trước đây là một lợi thế;

-Kỹ năng viết báo cáo xuất sắc

 

 VII.                        QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT

- Các công việc của chuyên gia được thực hiện dưới sự quản lý chung của Điều phối dự án. Khi thực hiện các hoạt động liên quan tới địa phương, chuyên gia sẽ chịu sự quản lý và giám sát trực tiếp của Cán bộ dự án.

- Chuyên gia báo cáo cho:

Ms. Nguyễn Thị Lan Anh

Giám đốc ACDC

Email:  lananh@acdc.org.vn

Ms. Ngô Thị Thu Hằng

Điều phối dự án – Trung tâm ACDC

Email: hangngo@acdc.org.vn

 

VIII.                        HỢP ĐỒNG VÀ THANH TOÁN

ACDC sẽ soạn hợp đồng và chi trả cho chuyên gia.

Trung tâm Hành động vì Sự Phát triển Cộng đồng (ACDC)

Bà Ngô Thị Thu Hằng – Điều phối Dự án

Phòng 905, Chung cư Dream Center Home, 282 Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 04 66 75 39 46 - 04 6291 0814;

Email: hangngo@acdc.org.vn

 

 

Phụ lục

KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU

TT

Hoạt động

Địa điểm

Thời gian cụ thể

1

Xây dựng đề cương khảo sát

Hà Nội

 

2

Xây dựng bộ công cụ khảo sát

Hà Nội

 

3

Nhận danh sách NKT, nhận các chính sách văn bản của địa phương liên quan đến NKT và chọn mẫu

Hà Nội

 

4

Tập huấn cán bộ khảo sát thực địa

Trà Lĩnh – Cao Bằng

Na Rì – Bắc Kạn

 

7

Thống nhất lịch thực địa

Trà Lĩnh – Cao Bằng

Na Rì – Bắc Kạn

 

8

Khảo sát thực địa

Trà Lĩnh – Cao Bằng

Na Rì – Bắc Kạn

 

9

Xử lý và phân tích số liệu

Hà Nội

 

10

Xây dựng dự thảo báo cáo tổng hợp

Hà Nội

 

11

Hoàn thiện báo cáo tổng hợp

Hà Nội

 

* Thời gian là dự kiến, sẽ điều chỉnh phù hợp theo tình hình thực tiễn sau khi thống nhất giữa các bên.

 

[1] Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng (ACDC) là một tổ chức phi chính phủ địa phương hoạt động nhằm trao quyền cho cộng đồng người khuyết tật và các nhóm thứ yếu khác (nông dân nghèo, người dân tộc thiểu số và phụ nữ)

[2] Thời gian phù hợp theo tình hình thực tiễn sau khi thống nhất giữa các bên