Chia sẻ niềm tin - Nâng cao vị thế

Tuyển dụng Chuyên gia tư vấn đánh giá đầu ra của Dự án

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

**********

THỰC HIỆN đánh giá

Kết quả hoạt động thúc đẩy hòa nhập khuyết tật thông qua thực hiện dự án VN05-002 tại huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng, và huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn

  1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT

Trong tháng 9/2018, Dự án VN05-002 Tăng cường sự hòa nhập của người khuyết tật vào xã hội – Chúng tôi có thể đã tiến hành 01 cuộc khảo sát đầu vào nhằm đánh giá nhận thức, thái độ và hành vi về phát triển hoà nhập của người khuyết tật tại hai huyện Trà Lĩnh – Cao Bằng và huyện Na Rì – Bắc Kạn. Kết quả của khảo sát đã cho thấy vẫn còn tồn tại rào cản khiến người khuyết tật khó hòa nhập cộng đồng như: nhận thức của cộng đồng về người khuyết tật vẫn còn chưa đúng đắn, vẫn nhìn nhận người khuyết tật là những người đáng thương hại luôn cần sự trợ giúp; người khuyết tật vẫn còn tự ti về bản thân, không muốn tham gia các hoạt động xã hội. Ngoài ra, người khuyết tật cũng gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận xã hội như một số chính sách ưu tiên của Nhà nước dành cho người khuyết tật vẫn còn chưa được thực hiện đúng tại địa phương; chưa có các hoạt động tuyên truyền, truyền thông cho các dạng tật khác nhau. Kết quả khảo sát đầu vào đã phần nào đánh giá được thực trạng đang xảy ra ở Cao Bằng và Bắc Kạn. Vì vậy, Dự án đã được triển khai để phần nào xóa bỏ những rào cản mà người khuyết tật đang gặp phải, hướng tới mục tiêu giúp người khuyết tật độc lập, tự tin, hòa nhập xã hội.

Đến nay, các hoạt động của Dự án cũng đã được thực hiện đầy đủ theo kế hoạch đề ra. Một cuộc đánh giá kết thúc sẽ được thực hiện để đánh giá những thay đổi mà dự án góp phần mang lại về các chính sách và việc thực hiện chính sách liên quan tới hòa nhập khuyết tật, về cuộc sống của người khuyết tật ở vùng dự án, cũng như năng lực của các bên liên quan đến việc thực hiện dự ánt. Bên cạnh đó,kết quả đánh giá sẽ là cơ sở để điều chỉnh, xây dựng các dự án về hòa nhập khuyết tật khác đang và sẽ triển khai trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn.

  1. MÔ TẢ CỤ THỂ
  1. Tên và địa điểm khảo sát

Đánh giá kết quả hoạt động thúc đẩy hòa nhập khuyết tật thông qua thực hiện dự án VN05-002 tại huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng, và huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn.

  1. Mục tiêu dự án:

Dự án có ba mục tiêu chính:

  • Mục tiêu 1: Nâng cao nhận thức và hiểu biết về khuyết tật cho người khuyết tật, thành viên gia đình, cán bộ địa phương và cộng đồng nhằm hỗ trợ người khuyết tật hòa nhập cộng đồng.
  • Mục tiêu 2: Tăng cường chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cho người khuyết tật để họ trở nên tự tin và độc lập
  • Mục tiêu 3: Đa dạng hóa mô hình sinh kế cho người khuyết tật nhằm hỗ trợ họ duy trì thu nhập và chất lượng cuộc sống của gia đình
  1. Mục tiêu chung của hoạt động đánh giá

ChildFund Việt Nam và ACDC cùng các đối tác địa phương dự kiến đánh giá kết quả hoạt động thúc đẩy hòa nhập khuyết tật thông qua thực hiện dự án VN05-002. Đồng thời kết quả đánh giá sẽ được sử dụng là cơ sở để điều chỉnh, xây dựng các dự án về hòa nhập khuyết tật khác đang và sẽ triển khai trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn.

  1. Mục tiêu cụ thể của hoạt động đánh giá
  • Đánh giá sự thay đổi trong xây dựng chính sách, thực thi chính sách về hòa nhập khuyết tật tại các vùng dự án, bao gồm ghi nhận các bài học kinh nghiệm về mô hình, phương pháp tiếp cận và cách thức triển khai;
  • Đánh giá sự thay đổi bước đầu trong cuộc sống của người khuyết tật tại các vùng dự án;
  • Đánh giá mức độ sẵn sàng của các bên liên quan (ChildFund, ACDC, đối tác địa phương) trong hỗ trợ thúc đẩy thực hiện hòa nhập khuyết tật (cụ thể về thể chế, chính sách, phương pháp tiếp cận, nguồn lực, năng lực, thời gian thực hiện, cách thức quản lý và giám sát dự án, sự phối hợp giữa các bên …).
  1. Phương pháp thực hiện
  • ChildFund Việt Nam, ACDC cùng các đối tác tại hai tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn thống nhất Điều khoản tham chiếu, thành lập đoàn đánh giá với sự tham gia của các bên liên quan (đánh giá có sự tham gia);
  • Một tư vấn độc lập có chuyên môn về khuyết tật và các kinh nghiệm đánh giá dự án phát triển về hòa nhập khuyết tật, quyền của người khuyết tật sẽ hướng dẫn, điều phối đoàn đánh giá và đồng hành cùng đoàn đánh giá trong suốt quá trình thực địa.
  • Đoàn đánh giá sẽ rà soát, phân tích các thông tin thứ cấp; phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm với các đối tượng có liên quan…
  1. Đối tượng đánh giá
  • Cán bộ chính quyền cấp huyện, xã nơi dự án triển khai hoạt động giai đoạn 2018-2020
  • Người khuyết tật, gia đình của người khuyết tật và cộng đồng đã tham gia hoạt động dự án.
  • Cán bộ tổ chức ChildFund Việt Nam và ACDC.
  1. Số lượng mẫu và phương pháp làm việc

Người tham gia

Hà Nội

Cao Bằng

Bắc Kạn

Phỏng vấn sâu:

 

 

 

Tổ triển khai dự án

  • Tổ trưởng:
  • Thành viên:

 

 

 

1 người

1 người

 

1 người

1 người

Trưởng/phó nhóm tự lực của người khuyết tật

 

2 người

2 người

Người khuyết tật tham gia hoạt động dự án (Thuộc nhiều dạng tật khác nhau)

 

4 người (2 nam, 2 nữ)

4 người (2 nam, 2 nữ)

ChildFund Việt Nam

  • Chuyên gia
  • Quản lý vùng
  • Cán bộ dự án

 

1 người

 

 

1 người

1 người

 

 

1 người

1 người

ACDC

  • Quản lý
  • Cán bộ dự án

 

1 người

1 người

 

 

Thảo luận nhóm (TLN)

 

 

 

Tổ triển khai dự án (Cán bộ Phòng LĐ&TBXH, Phó GĐ TT Y tế huyện, Phòng GD&ĐT, Chuyên viên VP HĐND-UBND huyện, Điều phối viên dự án, Bí thư huyện đoàn, Đoàn Thanh niên) 

 

1 TLN: 5-6 người

1 TLN: 5-6 người

Nhóm tự lực của người khuyết tật

 

1 TLN: 8-10 người (nam nữ cân bằng)

1 TLN: 8-10 người (nam nữ cân bằng)

Nhóm cộng đồng (Trưởng thôn, người dân ở gần gia đình người khuyết tật)

 

1 TLN: 8 người

(nam nữ cân bằng)

1 TLN: 8 người

(nam nữ cân bằng)

Thành viên gia đình của người khuyết tật tham gia hoạt động dự án

 

1 TLN: 6 - 8 người (nam nữ cân bằng)

1 TLN: 6 - 8 người (nam nữ cân bằng)

Tổng

3 người

37-42 người

37-42 người

 

Lưu ý: Cán bộ dự án cần gửi danh sách người tham gia phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm như trên cho tư vấn độc lập và đoàn đánh giá trước đánh giá ít nhất 01 tuần.

  1. KẾ HOẠCH, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM TRIỂN KHAI

Hoạt động thực địa tại Cao Bằng và Bắc Kạn dự kiến bắt đầu từ tuần 2 tháng 6 năm 2020 và báo cáo cần được hoàn thành chậm nhất 10 ngày kể từ ngày kết thúc khảo sát thực địa. Lịch làm việc cụ thể sẽ được thảo luận và quyết định giữa tư vấn và nhóm đánh giá dự án. Tổng cộng thời gian hoạt động của tư vấn là 15 ngày[1] để hoàn thành tất cả nhiệm vụ gồm:

TT

Nội dung hoạt động

Người phụ trách

Số ngày làm việc

Thời gian

1

Xây dựng đề cương đánh giá

Tư vấn xây dựng đề cương dựa trên điều khoản tham chiếu và các tài liệu dự án

1 ngày

05/2020

2

Xây dựng bộ công cụ đánh giá

Tư vấn xây dựng bộ công cụ đánh giá.

1 ngày

05/2020

3

Thực địa

 

Tư vấn và cán bộ khảo sát thực địa (2-3 ngày/huyện x 2 huyện)

6 ngày

06/2020

4

Xây dựng báo cáo

Tư vấn

6 ngày

06/2020

5

Hoàn thiện báo cáo sau khi có góp ý của ChildFund và ACDC

Tư vấn

1 ngày

06/2020

 

Nhóm đánh giá dự án

Đơn vị

Họ tên

Tư vấn độc lập

 

ACDC

Nguyễn Thị Lan Anh

ChildFund

Phạm Thị Thanh Vân

Lê Thu Thảo

      

  1. YÊU CẦU VỀ KẾT QUẢ ĐẦU RA

Tư vấn cần gửi một (01) bản báo cáo hoàn chỉnh phù hợp với mục tiêu đánh giá đã đề ra. Tư vấn cần thống nhất cấu trúc của báo cáo với cán bộ ChildFund và ACDC trước khi viết báo cáo.

Tất cả các báo cáo và kết quả dưới dạng văn bản đều được viết bằng tiếng Việt. Các mục tóm tắt, đề xuất, bài học kinh nghiệm sẽ cần dịch sang tiếng Anh.

Lưu ý: Cần viết ít nhất 03 trường hợp điển hình về sự thay đổi sau khi dự án can thiệp với đối tượng là người khuyết tật, gia đình người khuyết tật và chính quyền địa phương.

  1. YÊU CẦU VỀ PHẨM CHẤT/TRÌNH ĐỘ VÀ KINH NGHIỆM
  1. Trách nhiệm của tư vấn:
  • Xây dựng đề cương đánh giá
  • Xây dựng bộ công cụ đánh giá bao gồm: hướng dẫn thảo luận nhóm, hướng dẫn phỏng vấn sâu dành cho người khuyết tật/ đại diện người khuyết tật, cộng đồng và cán bộ.
  • Tập huấn bộ công cụ
  • Tham gia thực địa
  • Xử lý, phân tích số liệu
  • Xây dựng báo cáo
  1. Trình độ, chuyên môn và kỹ năng của tư vấn
  • Bằng đại học/ sau đại học về các ngành có liên quan;
  • Có kinh nghiệm và kiến thức về lĩnh vực khuyết tật;
  • Có kinh nghiệm thực tiễn trong khảo sát pháp lý và/hoặc khảo sát xã hội;
  • Hiểu biết về lĩnh vực phát triển và các quy trình hành chính nhà nước ở Việt Nam;
  • Kiến thức về phương pháp tiếp cận dựa trên quyền được chứng minh trong các công việc khảo sát trước đây là một lợi thế;
  • Kỹ năng viết báo cáo xuất sắc.
  1. QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT

Các công việc của chuyên gia được thực hiện dưới sự quản lý chung của Giám đốc ACDC và Quản lý giám sát đánh giá và học hỏi. Khi thực hiện các hoạt động liên quan tới địa phương, tư vấn sẽ chịu sự quản lý và giám sát trực tiếp của Cán bộ dự án ChildFund.

Tư vấn báo cáo cho:

Ms. Nguyễn Thị Lan Anh

Giám đốc ACDC

Email: lananh@acdc.org.vn

Ms. Lê Thu Thảo

Quản lý giám sát đánh giá và học hỏi

Email: thaolt@childfund.org.vn

Ms. Phạm Thị Thanh Vân

Chuyên gia Xã hội Dân sự – ChildFund Việt Nam

Email: vanpt@childfund.org.vn

 

  1. HỢP ĐỒNG VÀ THANH TOÁN

ACDC sẽ soạn hợp đồng và thanh toán cho tư vấn.

Trung tâm Hành động vì Sự Phát triển Cộng đồng (ACDC)

Bà Ngô Thị Thu Hằng – Điều phối Dự án

Phòng 905, Chung cư Dream Center Home, 282 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 024 66 75 39 46 - 024 6291 0814;

Email: hangngo@acdc.org.vn

   VIII.  HẠN NỘP HỒ SƠ

Thời gian: 17h00 ngày 05/06/2020

Gửi hồ sơ vào địa chỉ email: hangngo@acdc.org.vn

 

[1] Thời gian phù hợp theo tình hình thực tiễn sau khi thống nhất giữa các bên