Chia sẻ niềm tin - Nâng cao vị thế

Tuyển giảng viên Tập huấn kiến thức và kỹ năng thực hành công tác xã hội với người khuyết tật

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

Giảng viên tập huấn:

TẬP HUẤN KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT

1. Thông tin chung

Ngày 28/11/2014, Việt Nam chính thức phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật, khẳng định cam kết cùng với các quốc gia trên thế giới đảm bảo thực hiện các quyền cho người khuyết tật. Một trong những nội dung quan trọng được ghi nhận trong Công ước này là việc  “thành lập và gia nhập các tổ chức người khuyết tật để đại diện cho người khuyết tật ở cấp địa phương, khu vực, quốc gia và quốc tế” của người khuyết tật (Điều 29). Luật người khuyết tật Việt Nam (2010) cũng đã khẳng định “tổ chức của người khuyết tật là tổ chức xã hội được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật để đại diện cho quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên là người khuyết tật, tham gia xây dựng, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật đối với người khuyết tật”.

Hội người khuyết tật tỉnh Quảng Ngãi và Nghệ An được thành lập muộn hơn nhiều so với các tổ chức Hội người khuyết tật cấp tỉnh khác trên toàn quốc, việc quan tâm, hỗ trợ từ nhiều phía chưa được đầy đủ và toàn diện. Hơn nữa, đa phần thành viên Hội người khuyết tật từng ngày từng giờ đang làm công tác xã hội nhưng chưa từng được tham gia lớp đào tạo nào trước đó liên quan đến công tác xã hội.

Từ năm 2015 đến năm 2019, Trung tâm hành động vì sự phát triển cộng đồng (ACDC) thực hiện dự án “Tăng cường giám sát thực thi Công ước của Liên hiệp quốc về quyền của người khuyết tật” dưới sự tài trợ của Tổ chức CBM. Một trong các mục tiêu quan trọng của dự án này là thúc đẩy, tăng cường tiếng nói của Hội người khuyết tật tại Nghệ An và Quảng Ngãi. Hoạt động tập huấn hòa nhập khuyết tật sẽ góp phần đạt được mục tiêu của dự án.

2. Mục đích, mục tiêu của tập huấn

  • Mục đích: Nâng cao kiến thức và kỹ năng Công tác xã hội, thực hành công tác xã hội cho các thành viên là lãnh đạo, cán bộ cốt cán của Hội, nhóm người khuyết tật cấp tỉnh.
  • Mục tiêu của khóa đào tạo: Kết thúc khóa đào tạo, học viên sẽ:
    • Hiểu các kiến thức khái quát về công tác xã hội;
    • Hiểu về phương pháp, tiến trình và các kỹ năng tiến hành Công tác xã hội với đối tượng là người khuyết tật;
    • Lập kế hoạch cá nhân thực hiện công tác xã hội.

3. Đối tượng tham gia tập huấn

  • Đối tượng tham gia: Ban chấp hành và thành viên nòng cốt Hội Người khuyết tật tại hai tỉnh Nghệ An và Quảng Ngãi
  • Số lượng: 30 người/lớp * 2 lớp

4. Thời gian và thời lượng:

  • Thời lượng: 3 ngày/khóa * 2 lớp
  • Thời gian: tháng 11/2020. Thời gian cụ thể sẽ được quyết định trên cơ sở trao đổi với học viên và giảng viên

5. Nội dung, yêu cầu công việc

5.1. Nội dung công việc

a. Xây dựng đề cương tài liệu tập huấn, đánh giá đầu ra, đầu vào, thảo luận và thống nhất với ACDC.

b. Biên soạn và gửi tài liệu tập huấn cho Trung tâm ACDC về các nội dung:

  • Nhập môn công tác xã hội
  • Công tác xã hội và những vấn đề cơ bản (định nghĩa, mục đích, mục tiêu, nguyên tắc, vai trò…)
  • Tiến trình công tác xã hội
  • Một số kỹ thuật, phương pháp, kỹ năng quan trọng trong công tác xã hội
  • Công tác xã hội đối với người khuyết tật
  • Áp dụng thực hành công tác xã hội trong một vài tình huống cụ thể
  • Thảo luận
  • Một số nội dung khác

c. Tham gia tập huấn tại Thành phố Vinh (Tỉnh Nghệ An) và TP Quảng Ngãi (Tỉnh Quảng Ngãi). Trước tập huấn, chuyên gia và ACDC cần thống nhất chương trình và phương pháp tập huấn.

d. Hoàn thành 02 báo cáo sau tập huấn (bằng tiếng Việt)

5.2. Yêu cầu sản phẩm đầu ra

  • Đề cương giảng dạy
  • Tài liệu tập huấn về các nội dung nêu trên. Tài liệu sẽ được in ấn và sử dụng trong các lớp tập huấn.
  • 02 báo cáo sau tập huấn (bằng tiếng Việt)

6. Phương pháp (tư vấn có thể bổ sung thêm)

  • Đảm bảo phương pháp có sự tham gia của học viên
  • Phân bổ thời gian hợp lý giữa các nội dung lý thuyết và thực hành trong khóa học
  • Tư vấn chuẩn bị nội dung, kế hoạch, tài liệu, các biểu mẫu liên quan và chuyển cho cán bộ ACDC trước khi tiến hành tập huấn ít nhất 10 ngày; tài liệu giảng được thiết kế dưới dạng văn bản Word và trình chiếu Powerpoint
  • Cần có đánh giá trước và sau mỗi môn học để đánh giá nhu cầu và năng lực học viên

7. Kế hoạch dự kiến thực hiện

Hoạt động

Thời gian bắt đầu

Thời gian dự kiến

Xây dựng kế hoạch, chương trình chi tiết, tài liệu chi tiết (bao gồm phiếu đánh giá trước và sau đào tạo)

Tháng 11/2019

3 ngày

Tiến hành tập huấn

Tháng 11/2019

3 ngày * 2 tỉnh = 06 ngày

Viết báo cáo (2 báo cáo)

Sau khi kết thúc tất cả khóa đào tạo

1 ngày

TỔNG CỘNG (dự kiến)

10

8. Yêu cầu về trình độ, kinh nghiệm của tư vấn

  • Tốt nghiệp Đại học hoặc sau đại học chuyên ngành Công tác xã hội, phát triển cộng đồng; Tâm lý học
  • Có tối thiểu 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo công tác xã hội
  • Có kiến thức và kinh nghiệm trong việc hỗ trợ các chương trình, dự án hỗ trợ người khuyết tật
  • Có kinh nghiệm và kỹ năng làm việc với người khuyết tật
  • Có kinh nghiệm trong việc phát triển chương trình giảng dạy và đào tạo

9. Phí tư vấn

Phí tư vấn được chi trả theo định mức của dự án, có tham khảo mức chung được các tổ chức phi chính phủ khác áp dụng. Phí tư vấn được tính theo ngày làm việc, được thanh toán sau khi nhận được các báo cáo hoàn thành mỗi khóa tập huấn.

10. Hồ sơ:

  • Hồ sơ bao gồm: 01 bản lý lịch (CV) của tư vấn cập nhật mới tại thời điểm hiện tại và Đề xuất phí tư vấn.
  • Hạn nộp hồ sơ: Hết hạn vào 17g00 ngày 04 tháng 11 năm 2020
  • Thông tin liên lạc:
  • Email: minhtran@acdc.org.vn (Ms Trần Thị Minh, Điều phối dự án)
  • Địa chỉ gửi hồ sơ: Phòng 905, tòa nhà Dream Center Home, ngõ 282 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội
  • Điện thoại: 024 6675 3946

Lưu ý: Chỉ những hồ sơ đạt yêu cầu mới được liên hệ (trong thời gian 01 tuần kể từ khi thời gian gửi hồ sơ kết thúc).