Chia sẻ niềm tin - Nâng cao vị thế

ACDC tuyển tư vấn đào tạo nâng cao cho các thành viên TOT về GBV và kỹ năng tư vấn đồng cảnh

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

TUYỂN TƯ VẤN ĐÀO TẠO NÂNG CAO CHO CÁC THÀNH VIÊN TOT (2.1.1.2) VỀ PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC GIỚI VÀ KỸ NĂNG TƯ VẤN ĐỒNG CẢNH TRONG HỖ TRỢ NẠN NHÂN BẠO LỰC GIỚI

HỢP PHẦN “TĂNG CƯỜNG SỰ HÒA NHẬP VÀ SỐNG ĐỘC LẬP CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT” NĂM 2022

Hoạt động 2.1.2.1_Hợp phần Hòa nhập 1

       I. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT VÀ THÔNG TIN DỰ ÁN

Viện Nghiên cứu phát triển cộng đồng (viết tắt là ACDC), được thành lập vào năm 2011 tiền thân là Trung tâm Hành động vì sự Phát triển Cộng Đồng. ACDC là một tổ chức phi chính phủ đồng thời là tổ chức của người khuyết tật tại Việt Nam, đã và đang làm việc với các cơ quan chính phủ, người khuyết tật cũng như các tổ chức của họ để bảo vệ quyền của người khuyết tật và đảm bảo sự hòa nhập xã hội của người khuyết tật vào tất cả các lĩnh vực của cuộc sống.

Năm 2019, Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), Văn phòng Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia Khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh (Văn phòng 701), Trung tâm hành động Quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) đã phối hợp xây dựng dự án "Hỗ trợ cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật tại các tỉnh bị phun rải nặng chất da cam” (viết tắt là Dự án Hòa Nhập/ Inclusion). Dự án này đã được Thủ tướng chính phủ ra quyết định phê duyệt Chủ trương đầu tư vào tháng 7/2021. Tại 3 tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam, Dự án này do Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) quản lý và được viết tắt là Dự án Hoà nhập 1.

Trong năm 2022, ACDC là một trong các đối tác triển khai các hoạt động của Hợp phần Hòa nhập 1 với tên gọi “Tăng cường sự hòa nhập và sống độc lập cho người khuyết tật” tại ba tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam. Mục tiêu tổng thể của hợp phần là tăng cường khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc và thúc đẩy khả năng hòa nhập cộng đồng của người khuyết tật (NKT). Một trong ba mục tiêu cụ thể của hợp phần là cải thiện dịch vụ xã hội để hỗ trợ hòa nhập cho NKT. Để tạo ra một môi trường an toàn, tập trung bảo vệ, ngăn chặn và báo cáo bạo lực trên cơ sở giới đối với NKT, ACDC dự kiến phối hợp với Hội NKT tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam triển khai hoạt động “Đào tạo nâng cao năng lực cho nâng cao năng lực cho các thành viên TOT (đã tham gia hoạt động 2.1.1.2) về phòng chống bạo lực giới và kỹ năng tư vấn đồng cảnh trong hỗ trợ nạn nhân bạo lực giới”.

        II. MỤC ĐÍCH HOẠT ĐỘNG

Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho nhóm ToT là NKT về phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, tư vấn đồng cảnh và hỗ trợ can thiệp đối với NKT là nạn nhân bạo lực giới.

Sau khi kết thúc khóa tập huấn, 30 TOT tại 3 tỉnh được đào tạo có đầy đủ kỹ năng hướng dẫn và tư vấn đồng cảnh về phòng chống bạo lực giới. Nhóm TOT sẽ có nhiệm vụ:

  1. Tổ chức 130 chuyến thăm nhà 65 NKT có nguy cơ và là nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới. Thông qua các chuyến thăm nhà, thành viên nhóm TOT sẽ thúc đẩy hỗ trợ NKT có nguy cơ, NKT là nạn nhân của bạo lực giới; hỗ trợ những hoạt động dự phòng và truyền thông thông qua kết nối gia đình và NKT với các dịch vụ tại cơ sở, các chương trình nâng cao kỹ năng bảo vệ, hoạt động đồng cảnh và tìm việc làm, phát triển sinh kế...
  2. Tổ chức 03 buổi đối thoại giữa các bên liên quan. Cuộc đối thoại sẽ chia sẻ thông tin từ các bên liên quan về hoạt động hỗ trợ NKT phòng chống bạo lực trên cơ sở giới; thực trạng và nhu cầu của NKT. Đặc biệt, đối thoại sẽ thảo luận và thống nhất những biện pháp nhằm tăng cường cơ chế phối hợp giữa tất cả các bên liên quan để hỗ trợ các trường hợp bạo lực trên cơ sở giới đối với NKT tại địa phương.

        III. KẾT QUẢ MONG ĐỢI

  1. 01 Chương trình đào tạo theo thời lượng và thời gian thống nhất, bao gồm cả lý thuyết và thực hành.
  2. Kết thúc khóa đào tạo, xây dựng được nhóm giảng viên nguồn gồm 30 cán bộ ToT có:
  • Kiến thức và kỹ năng Phòng chống bạo lực trên cơ sở giới;
  • Kỹ năng tư vấn đồng cảnh;
  • Kỹ năng hỗ trợ can thiệp đối với NKT có nguy cơ và là nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới (quản lý ca) như kỹ năng lập hồ sơ, phân tích và lên kế hoạch tiếp cận, tư vấn, truyền thông phù hợp cho các đối tượng...;
  1. 01 báo cáo thể hiện sự thay đổi trong nhận thức, thực hành của học viên.
  • Ít nhất 90% học viên được nâng cao kiến thức về các nội dung như trên;
  • Ít nhất 80% học viên được nâng cao kỹ năng về các nội dung như trên.
  1. Các học viên từng tỉnh xây dựng được kế hoạch thăm nhà đối với NKT có nguy cơ và là nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới.

IV. TRÁCH NHIỆM/ PHẠM VI CÔNG VIỆC CỦA NHÓM TƯ VẤN

  1. Xây dựng nội dung và chương trình đào tạo 04 ngày, đánh giá đầu vào và đánh giá đầu ra, các tài liệu khác nếu có.
  2. Tập huấn đầy đủ các nội dung, kết hợp cả lý thuyết và thực hành, sử dụng kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy/ tập huấn khác nhau như thuyết trình, thảo luận nhóm, trò chơi, xử lý tình huống, phương pháp có sự tham gia, kỹ năng tập huấn cho người lớn tuổi trong chương trình đào tạo…
  3. Để xuất những dụng cụ, vật liệu, văn phòng phẩm phù hơp để tổ ban tổ chức chuẩn bị cho hiệu quả khóa đào tạo
  4. Hướng dẫn học viên phương pháp tư vấn lại cho NKT và người nhà, hỗ trợ can thiệp ca…
  5. Hướng dẫn các học viên của từng tỉnh có kế hoạch hành động sau đào tạo
  6. Viết báo cáo sau khi kết thúc khóa đào tạo. Báo cáo thể hiện các nội dung, phương pháp, hình ảnh lớp tập huấn, đánh giá kết quả tiếp thu kiến thức của học viên, sự thay đổi của học viên theo đánh giá trước sau tập huấn, các khuyến nghị sau tập huấn...
  7. Tư vấn, hỗ trợ cho nhóm học viên trong quá trình đi thăm nhà thực tế tại các huyện địa bàn dự án.

  V. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ THÀNH PHẦN THAM DỰ

  1. Thời lượng đào tạo: tổng thời gian đào tạo là 04 ngày, bao gồm cả thời gian học lý thuyết và thực hành.
  2. Thời gian đào tạo dự kiến: từ ngày 16-19/5/2022.
  3. Địa điểm dự kiến: Quảng Trị
  4. Đối tượng đào tạo: 30 NKT là thành viên nòng cốt của Hội NKT tuyến tỉnh và huyện của 9 huyện thuộc 03 tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam.

Đơn vị

Số lượng

Đơn vị

Số lượng

Đơn vị

Số lượng

Hội NKT tỉnh Quảng Nam

01

Hội NKT - Bảo trợ NKT & Trẻ mồ côi tỉnh Thừa Thiên Huế

01

Hội NKT, nạn nhân da cam, bảo trợ NKT và bảo vệ quyền trẻ em tỉnh Quảng Trị

01

Hội NKT huyện Duy Xuyên

03

Hội NKT huyện Phú Vang

03

Hội NKT huyện Cam Lộ

03

Hội NKT huyện Thăng Bình

03

Hội NKT huyện Phong Điền

03

Hội NKT huyện Triệu Phong

03

Hội NKT huyện Tiên Phước

03

Hội NKT thành phố Huế

03

Hội NKT huyện Vĩnh Linh

03

 

  1. Giám sát đánh giá: kết quả đào tạo sẽ được đánh giá thông qua đánh giá đầu vào và đánh giá đầu ra cuối khóa học.

     VI. YÊU CẦU NHÓM TƯ VẤN

Để triển khai khóa đào tạo đảm bảo hiệu quả, nhóm tư vấn sẽ gồm 1 tư vấn chính và 1 tư vấn phụ

  1. Tư vấn chính
  1. Có trách nhiệm quản lý, tổ chức các vấn đề quan trọng liên quan đến khóa đào tạo;
  2. Có từ 05-10 năm kinh nghiệm về lĩnh vực phòng chống bao lực trên cơ sở giới;
  3. Kinh nghiệm và kiến thức về các vấn đề khuyết tật, phòng chống bạo lực với NKT;
  4. Kinh nghiệm giảng dạy trong lĩnh vực phòng chống bạo lực trên cơ sở giới;
  5. Kỹ năng phân tích và viết báo cáo tốt;
  6. Kinh nghiệm làm việc với NKT là lợi thế;
  7. Phí tư vấn sẽ được trả dựa trên kinh nghiệm và chất lượng công việc của tư vấn. Mức phí cụ thể sẽ được quyết định sau khi thảo luận và thống nhất với ACDC.
  1. Tư vấn phụ
  1. Có kinh nghiệm về lĩnh vực phòng chống bao lực trên cơ sở giới;
  2. Kinh nghiệm giảng dạy trong lĩnh vực phòng chống bạo lực trên cơ sở giới;
  3. Kinh nghiệm làm việc với NKT là lợi thế;
  4. Phí tư vấn sẽ được trả dựa trên kinh nghiệm và chất lượng công việc của tư vấn. Mức phí cụ thể sẽ được quyết định sau khi thảo luận và thống nhất với ACDC.

     VII. TRÁCH NHIỆM CỦA ACDC

  1. Liên lạc và cung cấp danh sách học viên tham gia khóa đào tạo giảng viên nguồn;
  2. Phối hợp với tư vấn để thống nhất chương trình đào tạo, tài liệu đào tạo;
  3. Cung cấp tài chính cho hoạt động đào tạo;
  4. Thanh toán phí tư vấn theo thỏa thuận.

     VIII. QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT

Các công việc của tư vấn được thực hiện dưới sự quản lý chung của Ban Giám đốc dự án.

      IX. HỒ SƠ BAO GỒM:

  1. Sơ yếu lý lịch (CV) của nhóm tư vấn;
  2. Các tài liệu nghiên cứu, hướng dẫn, giảng dạy liên quan đến lĩnh vực phòng chống bạo lực giới (nếu có);
  3. Kế hoạch và phương pháp thực hiện;
  4. Tổng ngân sách đề xuất bao gồm cả phí tư vấn hàng ngày và chi phí cho chuyến đi.

      X. NỘP HỒ SƠ:

  1. Hạn nộp hồ sơ: Hết ngày 5/5/2022
  2. Địa chỉ gửi hồ sơ tư vấn và liên hệ:
  • Cán bộ HCNS: Nguyễn Thị Ánh Ngọc
  • Điện thoại: 024 66 75 39 46 - 024 6291 0814
  • Email: hr@acdc.org.vn
  • Lưu ý:
  • ACDC sẽ chỉ liên hệ với các ứng viên có hồ sơ phù hợp.
  • ACDC chỉ nhận hồ sơ ứng tuyển qua email. Các chứng chỉ, văn bằng xin vui lòng gửi bản scan. Chúng tôi chỉ nhận bản in hồ sơ gốc hoặc bản công chứng sau quá trình tuyển dụng.
  • ACDC tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người, chúng tôi hoan nghênh các ứng viên đủ điều kiện, không phân biệt tuổi tác, khuyết tật, chủng tộc, tôn giáo, giới tính, v.v.. Quy trình tuyển dụng của ACDC tuân thủ các cam kết trong chính sách an toàn về bảo vệ trẻ em, người khuyết tật, phụ nữ,... của tổ chức.

      XI. NGÂN SÁCH

Trích từ ngân sách của hợp phần “Tăng cường sự hòa nhập và sống độc lập cho người khuyết” – dự án Hòa nhập 1.

---------------------------------------

Thông tin chi tiết xem tại đây