Chia sẻ niềm tin - Nâng cao vị thế

Tư vấn Khảo sát các dịch vụ hỗ trợ tâm lý và Tập huấn tại tỉnh Bình Định và Kon Tum

KẾ HOẠCH

Khảo sát các dịch vụ hỗ trợ tâm lý và Tập huấn
TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH VÀ KON TUM

I. Thông tin chung:

Nằm trong Dự án “Hỗ trợ cải thiện chất lượng sống của người khuyết tật (NKT) tại các tỉnh bị phun rải nặng chất da cam” tại hai tỉnh Bình Định và Kon Tum, do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, Trung tâm Hành động Quốc gia khắc phục hậu quả chất độc hóa học và môi trường (NACCET) thuộc Bộ Quốc phòng là cơ quan chủ quản, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Y tế Cộng đồng (CCRD) là đơn vị chịu trách nhiệm triển khai. Viện Nghiên cứu phát triển cộng đồng (ACDC) đóng vai trò là đối tác chính thực hiện Mục tiêu 2 của Dự án trên địa bàn 2 huyện tại tỉnh Bình Định gồm huyện Phù Mỹ và Tây Sơn và 5 huyện/TP tỉnh Kon Tum, bao gồm: TP. Kon Tum, Huyện Đăk Hà, huyện Sa Thầy, huyện Ngọc Hồi và Huyện Đăk Tô. Dự án hướng tới tăng cường chất lượng chăm sóc người khuyết tật thông qua mô hình chăm sóc tại nhà, xây dựng một hệ thống hỗ trợ bền vững cho người khuyết tật và cung cấp dịch vụ Phục hồi chức năng (PHCN) chất lượng và bền vững nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho NKT tại tỉnh Kon Tum.

Để thực hiện được mục tiêu của dự án và đem tới những hỗ trợ thiết thực cho người khuyết tật tại địa phương, hoạt động Khảo sát soát, lập bản đồ các dịch vụ hỗ trợ tâm lý (Hoạt động 1) là bước đầu tiên quan trọng và cần thiết để: tìm hiểu thông tin, thực trạng của các hoạt động hỗ trợ tâm lý (dịch vụ)  cũng như năng lực của cán bộ có chuyên môn về tâm lý. Từ đó dự án xây dựng kế hoạch Tập huấn trang bị kiến thức và kỹ năng xác định triệu chứng rối loạn tâm lý nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ các cấp tại địa phương (Hoạt động 2). Viện ACDC thực hiện các hoạt động với kế hoạch cụ thể như sau.

1. Mục tiêu

- Hoạt động 1: Khảo sát, thu thập thông tin về thực trạng của dịch vụ hỗ trợ tâm lý tại 7 huyện của 2 tỉnh dự án; Lập danh sách (bản đồ) các dịch vụ và năng lực hiện có và năng lực của cán bộ chuyên môn về tâm lý; Khuyến nghị cách thức thực hiện các hoạt động tiếp theo của dự án trong năm 2022 và định hướng tương lai.

- Hoạt động 2: Tập huấn trang bị kiến thức và kỹ năng xác định các triệu chứng rối loạn tâm lý (rối loạn sức khỏe tâm thần), hướng dẫn tổ chức hoạt động cấp cơ sở cho cán bộ các cấp có liên quan thuộc 02 tỉnh Bình Định và Kon Tum.

2. Thời gian dự kiến

- Từ 1/9/2022 đến 15/11/2022. Thời gian chi tiết cho từng tỉnh do Tư vấn xây dựng trong chương trình làm việc cụ thể của 2 tỉnh Bình Định và Kontum

3. Địa điểm thực hiện

- Tại tỉnh Bình Định và Kontum

4. Yêu cầu

4.1. Đối tượng

Hoạt động 1:

- Thông tin thứ cấp: Các tài liệu, báo cáo v.v.. sẵn có

- Thông tin trực tiếp từ các cán bộ có liên quan (cán bộ trong chương trình sức khỏe tâm thần của cộng đồng thuộc ngành Y tế các cấp; cán bộ công tác xã hội Sở, Phòng LĐTBXH, cán bộ hội LHPN các cấp v.v..) và người khuyết tật.  

Hoạt động 2:

- Ưu tiên là cán bộ y tế/tâm lý phụ trách chương trình sức khỏe tâm thần cộng đồng của tỉnh/huyện/xã; Cán bộ công tác xã hội của Sở/Phòng Lao động thương binh xã hội; Cán bộ Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh/huyện/xã.

Tùy tình hình thực tế của mỗi tỉnh để lựa chọn đối tượng tham gia phù hợp với chức năng nhiệm vụ.

4.2. Kết quả đầu ra:

Tư vấn được mong muốn thực hiện các đầu ra sau:

Hoạt động 1:

- Xây dựng kế hoạch khảo sát tổng thể và chương trình làm việc với các bên liên quan tại 02 tỉnh dự án.

- Xây dựng bộ câu hỏi thu thập thông tin thứ cấp và thông tin trực tiếp tại Hội thảo.

- Xây dựng chương trình và điều hành Hội thảo lấy ý kiến của các đơn vị liên quan tại 02 tỉnh dự án (mỗi tỉnh 01 hội thảo).

- Tiến hành khảo sát thực địa cấp huyện, xã.

- Báo cáo về Thực trạng của dịch vụ hỗ trợ tâm lý tại 7 huyện của 2 tỉnh dự án và các khuyến nghị

- Lập bản đồ (danh sách) các dịch vụ hỗ trợ tâm lý hiện có tại từng tỉnh Bình Định và Kontum

- Xây dựng kế hoạch (khuyến nghị) cách thức thực hiện các dịch vụ hỗ trợ tâm lý phù hợp tại từng tỉnh dự án.

Hoạt động 2:

- Xây dựng chương trình tập huấn xác định các triệu chứng rối loạn tâm lý cho cán bộ các cấp có liên quan tại 02 tỉnh dự án.

- Xây dựng bộ công cụ đánh giá phát hiện người có vấn đề về tâm lý. Hướng dẫn cách sử dụng bộ công cụ và báo cáo kết quả đánh giá.

- Xây dựng Nội dung sinh hoạt nhóm người khuyết tật và gia đình người khuyết tật có rối loạn tâm lý.

- Xây dựng biểu mẫu Báo cáo sinh hoạt nhóm và Báo cáo kết quả đầu ra cơ bản của sinh hoạt nhóm

- Thực hiện tập huấn cho cán bộ các cấp có liên quan, đảm bảo học viên sau khi tham gia tập huấn sẽ: (i) Biết sử dụng các công cụ để phát hiện người có vấn đề về tâm lý và báo cáo kết quả; (ii) Có khả năng phát hiện người khuyết tật và người nhà có vấn đề tâm lý; (iii) Hướng dẫn các bài tập hỗ trợ tâm lý đơn giản (ví dụ làm giảm căng thẳng); (iv) Tổ chức, điều hành các buổi chia sẻ đồng cảnh.

- Báo cáo kết quả tập huấn.

Các hoạt động khảo sát và tập huấn được tiến hành nghiêm túc, chu đáo, chính xác và đảm bảo công tác an toàn phòng chống dịch bệnh COVID-19.

III. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA

1. Thành phần đoàn khảo sát:

- Tư vấn độc lập:

2. Thành phần tại địa phương:

- Theo chương trình khảo sát và tập huấn.

3. Cán bộ ACDC:

- Cán bộ có liên quan thực hiện dự án

IV. KẾ HOẠCH

1. Kế hoạch tổng quát

TT

Hoạt động dự kiến

Kết quả mong đợi

Thời hạn

Ghi chú

1

Xây dựng kế hoạch hoạt động

TOR kế hoạch thực hiện hoạt động

01 – 20/9/2022

Tuyển lại tư vấn từ ngày 9/9

2

Tuyển tư vấn

Ký hợp đồng và thống nhất kế hoạch thực hiện với tư vấn

20/9 -13/10/2022

 

3

Xây dựng kế hoạch, chương trình, bộ công cụ, biểu mẫu cho các hoạt động khảo sát và tập huấn

- Kế hoạch khảo sát và chương trình làm việc với các bên liên quan

- Chương trình Hội thảo thu thập thông tin, tham vấn ý kiến tại tỉnh

- Chương trình, tài liệu, đánh giá trước-sau tập huấn tập huấn

- Các công cụ thu thập thông tin, đánh giá ,..

- Biểu mẫu các báo cáo, nội dung sinh hoạt nhóm,..

13-18/10/2022

 

4

Thống nhất kế hoạch với hai tỉnh

Công văn triển khai thực hiện được thống nhất và gửi cho hai tỉnh

18-25/10/2022

 

 

Thu thập thông tin thứ cấp

Bộ công cụ thu thập thông tin thứ cấp được gửi cho địa phương và thu thập kết quả

18-28/10/2022

 

5

Thực hiện khảo sát thực địa, tập huấn

Tiến hành khảo sát, tập huấn tại 2 tỉnh: Bình Định và Kon Tum

31/10 – 10/11/2022

 

6

Báo cáo hoạt động

Báo cáo hoạt động được nghiệm thu

15/11/2022                               

 

 

2. Kế hoạch khảo sát của Tư vấn

TT

Hoạt động dự kiến

Kết quả mong đợi

Thời hạn

Số ngày

1

Xây dựng kế hoạch khảo sát; chương trình hội thảo; chương trình tập huấn; bộ công cụ khảo sát; công cụ đánh giá; nội dung sinh hoạt nhóm và biểu mẫu các báo cáo cho hoạt động khảo sát và tập huấn.

Các tài liệu được Viện ACDC và Tư vấn thống nhất, gồm:

- Kế hoạch khảo sát và chương trình làm việc với các bên liên quan

- 02 Chương trình Hội thảo thu thập thông tin, tham vấn ý kiến tại 02 tỉnh.

- 01 bộ tài liệu tập huấn, gồm: Chương trình, tài liệu (bài trình bày + tài liệu phát tay), đánh giá trước-sau tập huấn tập huấn.

- 01 bộ công cụ thu thập thông tin (trực tiếp tại hội thảo và gián tiếp thông qua địa phương.

- 01 bộ công cụ đánh giá triệu chứng rối loạn tâm lý và mẫu biểu điền kết quả, khung báo cáo ngắn

- Biểu mẫu các báo cáo (mỗi loại 01 mẫu).

- 01 hướng dẫn nội dung sinh hoạt nhóm

13-18/10/2022

05

2

Tiến hành thu thập thông tin thứ cấp

Bộ công cụ thu thập thông tin thứ cấp được gửi 02 tỉnh để tiến hành thu thập

18-28/10/2022

Địa phương thu thập

3

Tổ chức hội thảo thu thập thông tin, tiến hành khảo sát thực địa cấp huyện, xã và tổ chức tập huấn cho cán bộ các cấp về xác định triệu chứng rối loạn tâm lý, gồm:

  • Chủ trì, điều hành 02 hội thảo tại 02 tỉnh
  • Khảo sát thông tin trực tiệp cấp huyện, xã tại 02 tỉnh
  • Thực hiện 02 lớp tập huấn tại 02 tỉnh

- 02 Biên bản hội thảo thu thập thông tin tại 02 tỉnh (mỗi hội thảo 01 biên bản).

- 02 Biên bản làm việc với các cấp có liên quan tại 02 tỉnh.

- 02 Báo cáo kết quả tập huấn tại 02 tỉnh, có so sánh kết quả và phân tích sự tiến bộ của học viên trước và sau tập huấn và khuyến nghị/hướng dẫn hoạt động đánh giá và hỗ trợ tâm lý tại cộng đồng (mỗi lớp 01 báo cáo)

31/10-10/11/2022

12

4

Tổng hợp và hoàn thiện Báo cáo hoạt động khảo sát, bao gồm bản đồ các dịch vụ và kế hoạch thực hiện hoạt động (khuyến nghị) cho từng tỉnh.

- Danh sách các dịch vụ hỗ trợ tâm lý, gồm các chi tiết cụ thể như về năng lực, phương pháp vận hành, thông tin liên hệ, hoạt động và đối tượng khách hàng chính v.v...
 

15/11/2022

03

 

Tổng cộng

 

 

20

 

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế tỉnh Bình Định và Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Kon Tum

- Điều phối hỗ trợ các thủ tục cần thiết để triển khai hoạt động như thông báo, báo cáo các cơ quan chức năng và các cơ quan liên quan cấp tỉnh tại địa phương tạo điều kiện cho Tư vấn triển khai thực hiện.

- Điều phối, hỗ trợ thu thập thông tin thứ cấp theo bộ công cụ thu thập thông tin

2. Viện Nghiên cứu phát triển cộng đồng (ACDC)

- Xây dựng và thống nhất với Sở Y Tế tỉnh Bình Định và Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Kon Tum về kế hoạch tổng thể thực hiện hoạt động.

- Phối hợp với Sở Y Tế tỉnh Bình Định và Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Kon Tum, và các cơ quan liên quan tại địa phương để tổ chức triển khai hoạt động.

- Ký kết hợp đồng với Tư vấn, thống nhất với Tư vấn về công việc và kế hoạch liên quan, góp ý dự thảo tài liệu.

- Điều phối, theo dõi, giám sát hoạt động tại địa phương.

- Thanh toán chi phí cho hoạt động.

- Nghiệm thu báo cáo kết quả hoạt động sau khi kết thúc hoạt động.

3. Trách nhiệm/Phạm vi công việc của Tư vấn

- Tư vấn có thể đề xuất thay đổi những nội dung cho phù hợp và hiệu quả trong quá trình xây dựng kế hoạch. Những thay đổi cần được thảo luận và thống nhất với Viện ACDC và được nhà tài trợ đồng ý trước khi triển khai.

- Trao đổi với Viện ACDC để thống nhất mục tiêu, mục đích của các hoạt động Khảo sát; Tập huấn và các Báo cáo liên quan.

- Xây dựng bộ công cụ cho khảo sát, đánh giá.

- Phối hợp với Viện ACDC chủ trì, thực hiện hoạt động theo kế hoạch.

- Viết báo cáo theo yêu cầu đầu ra của hoạt động.

4. Yêu cầu Tư vấn

- 01 Chuyên gia về tâm lý có trình độ từ đại học trở lên, có kinh nghiệm về khảo sát, nghiên cứu và thực hiện các hoạt động hỗ trợ tâm lý ….

- Có kinh nghiệm làm việc về phát triển tổ chức và lĩnh vực phát triển cộng đồng.

- Kiến thức về tiếp cận nhân quyền trong hoạt động.

- Kinh nghiệm và kiến thức về các vấn đề khuyết tật.

- Kỹ năng viết báo cáo.

- Có thể làm việc độc lập và theo nhóm.

- Phí tư vấn sẽ được trả dựa trên trình độ và kinh nghiệm của Tư vấn. Mức phí cụ thể sẽ được quyết định sau khi thảo luận và thống nhất với Viện ACDC.

5. Cách nộp hồ sơ

Các Đơn vị cung cấp dịch vụ quan tâm vui lòng gửi CV và Đề xuất thực hiện như đã mô tả ở điều khoản tham chiếu.

Hồ sơ gửi về địa chỉ:   Ms Nguyễn Thị Ánh Ngọc – Cán bộ Hành chính, Nhân sự. Email: hr@acdc.org.vn. Điện thoại: 024 66 75 39 46 – 024 6291 0814

Hạn nộp hồ sơ đến: 17h00 ngày 15/9/2022

* Lưu ý:

ACDC sẽ chỉ liên hệ với các hồ sơ phù hợp.

ACDC tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả các đơn vị tư vấn. Chúng tôi hoan nghênh đơn vị tư vấn đủ điều kiện. Quy trình lựa chọn của ACDC tuân thủ các cam kết trong chính sách bảo vệ trẻ em, người khuyết tật, phụ nữ … của tổ chức.