Chia sẻ niềm tin - Nâng cao vị thế

Tuần lễ người điếc quốc tế 2023 - Một thế giới nơi tất cả người điếc đều có thể ký hiệu

  • Thực hiện: admin
  • 20/09/2023
  • 0 Bình luận
  • Lượt xem: 1962

Tuần lễ Quốc tế về người điếc (IWDP) và Ngày Quốc tế về Ngôn ngữ ký hiệu (IDSL) là hai sáng kiến của Liên đoàn người Điếc Thế Giới (WFD). Hai sự kiện này được tổ chức thường niên vào tháng 9 và dựa trên ngày thành lập của WFD (23 tháng 9 năm 1951) nhằm tạo cơ hội để người điếc tôn vinh cộng đồng, ngôn ngữ, văn hóa và lịch sử của họ; giúp cho xã hội biết đến nhiều hơn về cộng đồng người điếc tại địa phương; và công nhận những thành tựu của cộng đồng người điếc. Đây cũng là nhân dịp đặc biệt để các tổ chức có liên quan hoặc mong muốn tham gia với Cộng đồng người điếc xây dựng và duy trì mối quan hệ với người điếc và được công nhận là thành viên của cộng đồng người điếc.

Hưởng ứng ngày Quốc tế ngôn ngữ Ký Hiệu - ngày 23 tháng 9 hằng năm theo nghị quyết số A/RES/72/161 của Liên Hợp Quốc và Tuần lễ Quốc tế người điếc từ ngày 18 đến ngày 24 tháng 09 năm 2023, chủ đề “Một thế giới nơi tất cả người điếc đều có thể ký hiệu” nhằm tăng cường sự quan tâm sâu sắc và nâng cao nhận thức hơn nữa của xã hội, chính phủ và quốc gia về các Quyền, lợi ích chính đáng của người điếc. Đồng thời công nhận tính pháp lý trong ngôn ngữ ký hiệu của người điếc thuộc các nền văn hóa, quốc gia khác nhau.

Thứ 2: Ngày 18/9: Tuyên ngôn về Quyền trẻ điếc

Thứ 3: Ngày 19/9: Xây dựng năng lực người điếc

Thứ 4: Ngày 20/9: Nhận thức về sự tham gia có ý nghĩa của người điếc

Thứ 5: Ngày 21/9: Vận động chính sách về quyền của người điếc

Thứ 6: Ngày 22/9: Quyền ký hiệu của người điếc

Thứ 7: Ngày 23/9: Ngày ngôn ngữ ký hiệu quốc tế: Một thế giới nơi tất cả người điếc đều có thể ký hiệu

Chủ Nhật: Ngày 24/9: Xây dựng cộng đồng Điếc hoà nhập

CHỦ ĐỀ HÀNG NGÀY

Thứ 2: Ngày 18/9: Tuyên ngôn về Quyền trẻ điếc

Cuộc họp lần thứ 21 của Đại hội đồng Liên đoàn người Điếc Thế giới (WFD) sẽ xem xét đề xuất nhằm công bố Tuyên ngôn về Quyền trẻ điếc. Do vậy, ngày hôm nay, Liên Hợp Quốc kêu gọi các cộng đồng quốc tế chia sẻ các cách thực hiện nhằm đạt được những Quyền cho trẻ điếc. Các video có thể được chia sẻ lên nền tảng mạng xã hội, tổ chức các hội thảo và sự kiện để tôn vinh những Quyền này, cũng như các điều khoản cần thực thi để đạt được những quyền lợi này cho trẻ em điếc. Liên đoàn người Điếc thế giới (WFD) kêu gọi các bên tuyên bố ủng hộ và ký tên vào Tuyên ngôn này.

Thứ 3: Ngày 19/9: Xây dựng năng lực người điếc

Trên thế giới, hàng triệu người điếc vẫn chưa được tiếp cận các quyền cơ bản của con người. Liên đoàn người Điếc Thế giới (WFD) đã khởi động dự án gồm 60 quốc gia, nhằm xây dựng cơ sở cho cộng đồng người điếc trên toàn cầu, đặc biệt là tại hơn 60 quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc không có tổ chức quốc gia cho người điếc . Cùng tham gia ủng hộ cộng đồng điếc ở các quốc gia này, bằng cách tổ chức các sự kiện nâng cao ý thức về cuộc sống của người điếc trên thế giới trong cộng đồng địa phương và hỗ trợ cộng đồng người điếc ở Nam Bán Cầu, bằng cách quyên góp cho Liên đoàn người Điếc Thế giới (WFD).

Thứ 4: Ngày 20/9: Nhận thức về sự tham gia có ý nghĩa của người điếc

Cộng đồng người điếc hiểu rất rõ về cuộc sống của chính họ. Điều 4.3 trong Công ước về Quyền của Người Khuyết Tật (CRPD) đã chỉ rõ rằng các chính phủ có nghĩa vụ tham vấn các tổ chức của người điếc trong mọi vấn đề liên quan đến người điếc, cũng như cho các dự án và hoạt động khác. Những tổ chức đại diện cho người điếc phải được tham gia từ giai đoạn đầu của tất cả các dự án và sáng kiến liên quan đến người điếc và ngôn ngữ ký hiệu. Vào những ngày này, hãy tôn vinh sự đồng lòng của xã hội đối với cộng đồng người điếc!

Thứ 5: Ngày 21/9: Vận động chính sách về Quyền của người điếc

Cộng đồng người điếc trên toàn thế giới đang làm việc nhằm đảm bảo các chính sách và chương trình phản ánh thực tế cuộc sống của họ. Ngày hôm nay, Liên Hợp Quốc kêu gọi chính phủ các quốc gia, các tổ chức quốc tế, trung tâm nghiên cứu, và các cơ quan hoạch định chính sách chú trọng vào vấn đề của người điếc. Thực tế hiện tại, dữ liệu về cuộc sống của người điếc vẫn còn đang thiếu sót rất nhiều, và về Quyền sử dụng ngôn ngữ ký hiệu quốc gia vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy, ngày hôm nay, Liên Hợp Quốc tiếp tục chỉ ra các nghiên cứu đã được thực hiện về cuộc sống của người điếc cho đến hiện tại, kêu gọi thu thập các dữ liệu riêng biệt; cũng như quan tâm đến người điếc và ngôn ngữ ký hiệu sử dụng.

Thứ 6: Ngày 22/9: Quyền ký hiệu của người điếc

Việc công nhận tính pháp lý của các ngôn ngữ ký hiệu quốc gia là một bước tiến quan trọng để đạt được nhân quyền cơ bản cho tất cả người điếc. Thực tế, khoảng 60% các quốc gia đã ký kết trong Công ước của Người Khuyết Tật vẫn chưa công nhận tính pháp lý của ngôn ngữ ký hiệu thuộc các quốc gia trên. Do vậy, việc công nhận pháp lý là quá trình giúp nâng cao hơn nữa nhận thức về Quyền ngôn ngữ và văn hóa của người điếc, góp phần mở đường cho những thay đổi mang tính xã hội. Vì vậy, ngày hôm nay, Liên Hợp Quốc khuyến khích việc chia sẻ các câu chuyện ý nghĩa về việc công nhận tính pháp lý cho ngôn ngữ ký hiệu đối với bản thân và cộng đồng sinh sống.

Thứ 7: Ngày 23/9: Ngày ngôn ngữ ký hiệu quốc tế: Vì một thế giới nơi tất cả người điếc đều có thể ký hiệu

Liên Hợp Quốc luôn chia sẻ tầm nhìn của Liên đoàn người Điếc Thế giới (WFD) nơi mọi người điếc có thể ký hiệu ở bất cứ đâu. Một thế giới nơi người điếc được xem là một phần đa dạng tự nhiên của con người, và ngôn ngữ ký hiệu của các quốc gia được tôn vinh và sử dụng ở mọi nơi, trở thành một phần trong xã hội của các quốc gia. Liên đoàn người Điếc Thế giới (WFD) kêu gọi tất cả các chính phủ thực hiện các biện pháp để đảm bảo ít nhất 50% trẻ em và thanh niên biết ngôn ngữ ký hiệu quốc gia của họ, tiến lên xây dựng các xã hội mà mọi người điếc có thể sử dụng ngôn ngữ ký hiệu ở bất cứ đâu.

Chủ Nhật: Ngày 24/9: Xây dựng cộng đồng Điếc hoà nhập

Tuần lễ Quốc tế của Người điếc kết thúc bằng việc nhấn mạnh những cách thức mà các đại diện của cộng đồng nhằm đa dạng cuộc sống của người điếc trên toàn thế giới. Người điếc có mặt ở khắp mọi nơi, được đại diện trong mọi nhóm quốc gia, văn hóa, ngôn ngữ và dân tộc; là biểu hiện của cộng đồng chung người điếc. Liên đoàn người Điếc Thế giới (WFD) kêu gọi các cộng đồng trên cần công nhận và thực hiện các hành động cụ thể, đảm bảo hòa nhập cộng đồng cho tất cả mọi người điếc.

Nguồn: https://wfdeaf.org/iwdeaf2023/


0 bình luận

Bình luận thêm