Chia sẻ niềm tin - Nâng cao vị thế

Tuyển chuyên gia xây dựng nghiên cứu đề xuất đề cương chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật người khuyết tật và dự thảo tờ trình đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật người khuyết tật

 I. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT

       Luật người khuyết tật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010 và có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2011. Sau 10 năm triển khai thực hiện Luật người khuyết tật, công tác hỗ trợ người khuyết tật đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể, đã phát huy trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân trong việc hỗ trợ cho người khuyết tật, tạo cơ hội bình đẳng nhằm đáp ứng tốt hơn quyền lợi chính đáng, hợp pháp, thúc đẩy người khuyết tật phát huy năng lực, vươn lên hoà nhập, đóng góp cho xã hội. Tuy nhiên, đời sống của một bộ phận không nhỏ người khuyết tật còn nhiều khó khăn, nhất là người khuyết tật đặc biệt nặng. Vẫn còn người khuyết tật chưa được tiếp cận hoặc tiếp cận chưa đầy đủ các chính sách trợ giúp của Nhà nước về y tế, giáo dục, dạy nghề, việc làm, tín dụng, tiếp cận các công trình xây dựng, giao thông, công nghệ thông tin… Mức trợ cấp xã hội cho người khuyết tật chậm được điều chỉnh. Số người khuyết tật được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội còn ít, cơ sở vật chất thiếu thốn. Một bộ phận cán bộ và người dân nhận thức chưa đầy đủ, xem công tác người khuyết tật là hoạt động nhân đạo, từ thiện, là trách nhiệm của ngành lao động - thương binh và xã hội. Vẫn còn tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật. Một số nơi công tác tổ chức thực hiện pháp luật về người khuyết tật còn chậm, chưa toàn diện. Hiệu quả hoạt động của một số tổ chức người khuyết tật chưa cao.

      Mặt khác Việt Nam đã ký tham gia và và phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Quyền của NKT (CRPD), Công ước 159 của ILO về việc làm cho người khuyết tật, đồng thời cam kết thực hiện các chương trình của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và ASEAN đòi hỏi Việt Nam cần phải Luật hóa các văn bản quốc tế đã cam kết. Ngày 01/11/2019 Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật; ngày 03/6/2020 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 753/QĐ-TTg Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW ngày, trong đó giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các bộ, ngành và địa phương sơ kết 10 năm thực hiện Luật người khuyết tật và nghiên cứu xây dựng dự án sửa đổi bổ sung Luật người khuyết tật.

      Trong khuôn khổ dự án “Tăng cường cơ hội, nâng cao vị thế cho người khuyết tật giai đoạn II” (2021 - 2024) do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, ACDC sẽ hợp tác với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (chủ trì là Cục Bảo trợ xã hội) đề xuất dự án sửa đổi bổ sung Luật người khuyết tật. Hiện nay, ACDC dự kiến tiến hành Nghiên cứu đề xuất Đề cương chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật người khuyết tật và Dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật người khuyết tật để phục vụ cho mục đích tổng kết, đánh giá và nghiên cứu, sửa đổi bổ sung Luật người khuyết tật trong giai đoạn tới. Vì vậy, ACDC đang tìm kiếm chuyên gia hoặc nhóm chuyên gia tư vấn trong nước có đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm chuyên sâu để thực hiện hoạt động này.

II. MỤC TIÊU

      Chuyên gia, hoặc nhóm chuyên gia tư vấn trong nước xây dựng và hoàn thiện Nghiên cứu đề xuất Đề cương chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật người khuyết tật và Dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật người khuyết tật.

III. PHẠM VI CÔNG VIỆC

  • Thu thập và tổng hợp thông tin, tài liệu làm căn cứ để xây dựng Nghiên cứu đề xuất Đề cương chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật người khuyết tật và Dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật người khuyết tật.
  •  Xây dựng và hoàn thiện Nghiên cứu đề xuất Đề cương chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật người khuyết tật và Dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật người khuyết tật

IV. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

  • Thu thập, rà soát và nghiên cứu các tài liệu về người khuyết tật, Luật người khuyết tật và các lĩnh vực liên quan, bao gồm các báo cáo, các nghiên cứu khoa học và các tài liệu khác.
  • Phân tích, tổng hợp thông tin và xây dựng báo cáo nghiên cứu và Dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật người khuyết tật

V. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT ĐƯỢC

  • 01 Nghiên cứu đề xuất Đề cương chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật người khuyết tật. Nội dung dự kiến bao gồm nhưng không giới hạn các phần sau:

+ Phần 1: Thông tin chung (Bối cảnh; Mục tiêu; Phương pháp; Hạn chế của nghiên cứu)

+ Phần 2: Đề xuất Đề cương chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật người khuyết tật.

+ Phần 3: Tổng kết

  • 01 Dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật người khuyết tật.

VI. KẾ HOẠCH, THỜI GIAN TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ

STT

Nhiệm vụ

Thời hạn hoàn thành

Chuyên gia 1

Chuyên gia 2

A.              Nghiên cứu đề xuất Đề cương chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của

        B.Luật người khuyết tật

1

Rà soát, nghiên cứu tài liệu

4/8/2023

01

02

2

Xây dựng đề cương nghiên cứu

10/8/2023

01

01

3

Tổng hợp và phân tích dữ liệu, thông tin

20/8/2023

01

01

4

Xây dựng và hoàn thiện Nghiên cứu đề xuất Đề cương chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật người khuyết tật.

15/9/2023

04

04

 

Tổng (A)

 

07 ngày

08 ngày

                    B. Dự thảo Tờ trình đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật người khuyết tật

1

Rà soát, nghiên cứu tài liệu

20/9/2023

01

01

2

Xây dựng Dự thảo Tờ trình

10/9/2023

1,5

01

3

Hoàn thiện Dự thảo Tờ trình

15/10/2023

1,5

01

 

Tổng (B)

 

04 ngày

03 ngày

 

TỔNG (A+B)

 

11 ngày

11 ngày

VII. YÊU CẦU VỀ PHẨM CHẤT/TRÌNH ĐỘ VÀ KINH NGHIỆM

  • Chuyên gia phải có bằng Thạc sĩ trở lên về Luật học/xã hội học/hành chính công…
  • Có tối thiểu 07 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng Luật có liên quan.
  • Có hiểu biết sâu sắc, hệ thống về lĩnh vực người khuyết tật.
  • Kỹ năng chuyên nghiệp trong việc tóm tắt, phân tích và viết báo cáo;
  • Có kỹ năng viết báo cáo bằng Tiếng Anh là một lợi thế.

VIII. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

  • Thời gian thực hiện: Hoạt động dự kiến được tiến hành từ tháng 1/8/2023 đến tháng 15/10/2023.
  • Tư vấn được tuyển chọn sẽ làm việc tại nhà và có thể tham gia một số cuộc họp, hội nghị, hội thảo tại Hà Nội hoặc một số địa phương khác.

IX. PHÍ TƯ VẤN

      Phí tư vấn được trả dựa trên kinh nghiệm và chất lượng công việc của tư vấn. Mức phí cụ thể sẽ được quyết định sau khi chuyên gia tư vấn và ACDC thảo luận và thống nhất.

X. QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT

      Các công việc của tư vấn được thực hiện dưới sự quản lý chung của Điều phối dự án. Khi thực hiện các hoạt động chung liên quan đến địa phương tư vấn sẽ chịu sự quản lý và giám sát trực tiếp của Cán bộ chương trình.

XI. HỒ SƠ

      1. Hồ sơ của tư vấn/ Sơ yếu lý lịch (CV) của tư vấn.

      2. Các tài liệu nghiên cứu liên quan đã từng (tham gia) nghiên cứu trước đây (nếu có).

XII. HẠN NỘP HỒ SƠ

Hạn nộp hồ sơ: 17h00 ngày 22/07/2023

Hồ sơ gửi về:

  • Email: tuyendung@acdc.org.vn
  • Điện thoại: 024 6675 3946

Lưu ý: 

  • ACDC sẽ chỉ liên hệ với các ứng viên có hồ sơ phù hợp.
  • ACDC tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả các tư vấn. Chúng tôi hoan nghênh mọi tư vấn đủ điều kiện. Quy trình lựa chọn của ACDC tuân thủ các cam kết trong chính sách bảo vệ trẻ em, người khuyết tật, phụ nữ … của tổ chức.