Chia sẻ niềm tin - Nâng cao vị thế

Tập huấn về sơ cấp cứu cho người khuyết tật khi xảy ra thiên tai tại tỉnh Quảng Ngãi

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

Chuyên gia tư vấn

Tập huấn về sơ cấp cứu cho người khuyết tật khi xảy ra thiên tai

tại tỉnh Quảng Ngãi

Hà Nội, ngày    tháng     năm 2021

  1. Cơ sở hoạt động

Từ đầu tháng 10/2020, các tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam đã chịu ảnh hưởng của nhiều cơn bão. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, những cơn bão này đã gây ra những tác động và thiệt hại do mưa lớn kéo dài. Quảng Ngãi là một trong những địa phương bị ảnh hưởng nặng, đây cũng là nơi sinh sống của khoảng 59.000 người khuyết tật (chiếm khoảng 4% dân số tỉnh). Khi đối mặt với rủi ro thiên tai, người khuyết tật có nguy cơ gặp khó khăn trong việc tiếp cận các hệ thống cảnh báo sớm, thiếu sự hỗ trợ sơ tán đầy đủ và thường không được tham gia vào xây dựng kế hoạch quản lý thiên tai cấp thôn hoặc các hoạt động liên quan đến quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng (CBDRM).

Từ năm 2016 đến năm 2020, thông qua các hoạt động triển khai trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, Viện Nghiên cứu phát triển cộng đồng đã ghi nhận nhiều trường hợp người khuyết tật gặp khó khăn khi xảy ra thiên tai. Chính vì vậy, dự án “Hòa nhập khuyết tật trong ứng phó khẩn cấp với thiên tai” đã được triển khai dưới sự tài trợ của tổ chức CBM. Dự án tập trung vào việc hỗ trợ khẩn cấp cho người khuyết tật và người yếu thế bị ảnh hưởng nặng nề sau các đợt bão trong tháng 10 và tháng 11. Đồng thời, dự án sẽ thúc đẩy khả năng ứng phó và thích ứng với các rủi ro thiên tai, thông qua việc hỗ trợ điều chỉnh các kế hoạch phòng chống rủi ro thiên tai tại cấp xã và xây dựng nhà tránh trú đảm bảo tiếp cận cho người khuyết tật và nâng cao các kỹ năng phòng tránh khác.

Nhằm đạt được mục tiêu chính của dự án, Viện ACDC có kế hoạch thực hiện hoạt động Tập huấn về sơ cấp cứu cho người khuyết tật khi xảy ra thiên tai tại tỉnh Quảng Ngãi. Học viên trong lớp tập huấn là 30 cán bộ xã Hành Đức thực hiện hoạt động phòng chống và ứng phó với thiên tai.

  1. Mục tiêu hoạt động

Sau tập huấn học viên sẽ:

  • Có kiến thức về sơ cấp cứu cho NKT khi xảy ra thiên tai
  • Có khả năng áp dụng và truyền đạt lại các kiến thức về sơ cấp cứu cho NKT khi xảy ra thiên tai trong công việc thực tế tại địa phương.
  1. Nội dung, yêu cầu công việc

3.1. Nội dung công việc

Tư vấn sẽ đảm nhận các trách nhiệm (nhưng không giới hạn) dưới đây:

a. Xây dựng đề cương giảng dạy và tài liệu tập huấn, thảo luận và thống nhất với ACDC.

b. Biên soạn và gửi tài liệu tập huấn cho ACDC về các nội dung cơ bản sau:

  • Những nguyên tắc cơ bản trong sơ cấp cứu
  • Di chuyển nạn nhân khẩn cấp
  • Sơ cứu di vật đường, thở tắt đường thở
  • Sơ cứu ngừng thở, ngừng tim
  • Sơ cứu chảy máu, sốc
  • Sơ cứu các vết thương phần mềm, băng bó
  • Sơ cứu gãy xương, các tổn thương vùng bụng, tổn thương cột sống
  • Kỹ thuật vận chuyển nạn nhân an toàn

Các nội dung trên tập trung vào nội dung về người khuyết tật.

c. Tham gia tập huấn cho 30 cán bộ xã Hành Đức làm công việc liên quan trong phòng chống và ứng phó với thiên tai trong 03 ngày. Thành phần học viên cụ thể:

+ Đại diện ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn xã Hành Đức: 5 người

+ Đại diện tiểu ban phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn thôn: 05 người/thôn x 05 thôn = 25 người

Tiêu chí lựa chọn: học viên tham dự là các cán bộ làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến người khuyết tật, có hiểu biết cơ bản về sơ cấp cứu. Ưu tiên lựa chọn các học viên dưới 50 tuổi thuộc Đội xung kích, Đoàn Thanh niên, Hội chữ thập đỏ.

d. Hoàn thành các báo cáo sau tập huấn.

3.2. Yêu cầu sản phẩm đầu ra

- 01 đề cương giảng dạy và 01 chương trình tập huấn

- Các phiếu đánh giá trước và sau khóa học.

- Các tài liệu tập huấn cho học viên. Các tài liệu có thể được in ấn và sử dụng trong các lớp tập huấn của dự án.

- 01 bản báo cáo đầy đủ thông tin liên quan đến khóa tập huấn và các khuyến nghị đi kèm.

  1. Thời gian và địa điểm thực hiện

STT

Nội dung

Thời gian dự kiến

Số ngày

Giảng viên

1

Xây dựng đề cương giảng dạy và tài liệu tập huấn cho học viên

7 ngày trước khi lớp tập huấn diễn ra

0,5 ngày

2

Tham gia tập huấn tại tỉnh Quảng Ngãi

10-12/05/2021

03 ngày

3

Báo cáo sau tập huấn

3 ngày sau khi kết thúc tập huấn

0,5 ngày

Tổng

   

04 ngày

 

  1.  Phí tư vấn

Phí tư vấn được chi trả theo định mức của dự án, có tham khảo mức chung được các tổ chức phi chính phủ khác áp dụng. Phí tư vấn được tính theo ngày làm việc, được thanh toán sau khi nhận được các báo cáo hoàn thành mỗi khóa tập huấn.

  1. Hồ sơ dự tuyển

Các cá nhân quan tâm vui lòng gửi hồ sơ dự tuyển bằng tiếng Việt cho ACDC, bao gồm:

  • Sơ yếu lý lịch (CV) cá nhân tư vấn
  • Đề xuất về mức phí

HẠN NỘP HỒ SƠ:

Thời gian gửi hồ sơ: trước 17h ngày 26/04/2021

Địa chỉ gửi hồ sơ và liên hệ:

Chị Trần Thị Hồng Nhung- Cán bộ dự án.

Email: nhungtran@acdc.org.vn

Địa chỉ: Viện nghiên cứu phát triển cộng đồng. P905, tòa nhà Dream Center Home, ngõ 282 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội

Điện thoại: 024 6675 3946

Người lập

Cán bộ dự án

 

 

 

Trần Thị Hồng Nhung

Người phê duyệt

Điều phối dự án

 

 

 

Lương Minh Tâm