Chia sẻ niềm tin - Nâng cao vị thế

Tuyển 02 Chuyên gia tổng kết quá trình thực thi Luật người khuyết tật

                               ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU                                                                   

Hoạt động: Nghiên cứu khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện Luật người khuyết tật, xây dựng Báo cáo tổng kết thi hành Luật người khuyết tật năm 2010 và khuyến nghị sửa đổi Luật người khuyết tật.

I. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT

Luật người khuyết tật được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010 và có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2011. Sau 10 năm triển khai thực hiện Luật người khuyết tật, công tác hỗ trợ người khuyết tật đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể, đã phát huy trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân trong việc hỗ trợ cho người khuyết tật, tạo cơ hội bình đẳng nhằm đáp ứng tốt hơn quyền lợi chính đáng, hợp pháp, thúc đẩy người khuyết tật phát huy năng lực, vươn lên hoà nhập, đóng góp cho xã hội. Tuy nhiên, đời sống của một bộ phận không nhỏ người khuyết tật còn nhiều khó khăn, nhất là người khuyết tật đặc biệt nặng. Vẫn còn người khuyết tật chưa được tiếp cận hoặc tiếp cận chưa đầy đủ các chính sách trợ giúp của Nhà nước về y tế, giáo dục, dạy nghề, việc làm, tín dụng, tiếp cận các công trình xây dựng, giao thông, công nghệ thông tin… Mức trợ cấp xã hội cho người khuyết tật chậm được điều chỉnh. Số người khuyết tật được nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội còn ít, cơ sở vật chất thiếu thốn. Một bộ phận cán bộ và người dân nhận thức chưa đầy đủ, xem công tác người khuyết tật là hoạt động nhân đạo, từ thiện, là trách nhiệm của ngành lao động - thương binh và xã hội. Vẫn còn tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật. Một số nơi công tác tổ chức thực hiện pháp luật về người khuyết tật còn chậm, chưa toàn diện. Hiệu quả hoạt động của một số tổ chức người khuyết tật chưa cao.

Mặt khác Việt Nam đã ký tham gia và và phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Quyền của NKT (CRPD), Công ước 159 của ILO về việc làm cho người khuyết tật, đồng thời cam kết thực hiện các chương trình của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và ASEAN đòi hỏi Việt Nam cần phải Luật hóa các văn bản quốc tế đã cam kết. Ngày 01/11/2019 Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật; ngày 03/6/2020 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 753/QĐ-TTg Kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW ngày, trong đó giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với các bộ, ngành và địa phương sơ kết 10 năm thực hiện Luật người khuyết tật và nghiên cứu xây dựng dự án sửa đổi bổ sung Luật người khuyết tật.

Trong khuôn khổ dự án “Tăng cường cơ hội, nâng cao vị thế cho người khuyết tật giai đoạn II” (2021 - 2024) do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, ACDC sẽ hợp tác với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (chủ trì là Cục Bảo trợ xã hội) tiến hành các hoạt động nhằm đánh giá tổng kết 10 năm việc thực hiện Luật người khuyết tật và xây dựng dự án sửa đổi bổ sung Luật người khuyết tật. Chính vì vậy, ACDC mong muốn tìm kiếm 02 chuyên gia trong nước có đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm để thực hiện hoạt động này.

II. MỤC TIÊU

Xây dựng báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật người khuyết tật làm căn cứ và là một trong tài liệu quan trọng để đưa vào hồ sơ trình các cấp có thẩm quyền sửa đổi Luật người khuyết tật.

III. PHẠM VI CÔNG VIỆC (các nhiệm vụ cụ thể)

  1. Chuyên gia 1
  • Nghiên cứu rà soát các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện luật của các Bộ, ngành, cơ quan và tổ chức được phân công thực hiện Luật người khuyết tật; Báo cáo của các bộ, ngành, tổ chức về tình hình triển khai công tác người khuyết tật; Số liệu thống kê về người khuyết tật do Tổng cục Thống kê điều tra, khảo sát, số liệu báo cáo hành chính của các bộ, ngành và tổ chức.
  • Đánh giá sâu tại các Bộ, ngành Trung ương và tổ chức của/vì người khuyết tật: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục, Xây dựng, Giao thông vận tải, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ tài chính, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi Việt Nam, Hội Người mù Việt Nam, Hội Nạn nhân chất độc da cam/DIOXIN Việt Nam, Hội Cứu trợ trẻ em Việt Nam, Liên hiệp hội người khuyết tật Việt Nam v.v...
  • Tổng hợp số liệu, tài liệu của các Bộ, ngành Trung ương và tổ chức của/vì người khuyết tật.
  • Xây dựng đề cương báo cáo mảng công việc của các Bộ, ngành Trung ương và tổ chức của/vì người khuyết tật.
  • Viết báo cáo tổng kết thi hành Luật người khuyết tật của các Bộ, ngành, cơ quan và tổ chức.
  • Hoàn thiện báo cáo tổng kết thi hành Luật người khuyết tật kiến nghị đề xuất nội dung, điều khoản, chính sách nào cần sửa đổi, bổ sung Luật người khuyết tật.
  1. Chuyên gia 2
  • Nghiên cứu rà soát các văn bản chỉ đạo triển khai Luật người khuyết tật của các địa phương; Báo cáo của các địa phương về tình hình triển khai công tác người khuyết tật; Các nghiên cứu của các tổ chức và cá nhân về lĩnh vực người khuyết tật.
  • Tham gia thực hiện khảo sát, đánh giá sâu tại một số tỉnh, thành phố: Cán bộ làm công tác trợ giúp người khuyết tật cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã; các cơ sở cung cấp dịch vụ; người khuyết tật và đại diện tổ chức của người khuyết tật.
  • Tổng hợp số liệu, tài liệu tại các tỉnh, thành phố thực hiện khảo sát, đánh giá sâu về tình hình triển khai công tác người khuyết tật.
  • Xây dựng đề cương báo cáo mảng công việc các tỉnh/thành phố triển khai công tác người khuyết tật.
  • Viết báo cáo tổng kết tình hình triển khai Luật người khuyết tật các tỉnh/thành phố tiến hành khảo sát, đánh giá.
  • Xin ý kiến chuyên gia các Bộ, ngành báo cáo tổng kết thi hành Luật người khuyết tật.

IV. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN

  1. Thu thập, rà soát và nghiên cứu các tài liệu liên quan đến người khuyết tật từ năm 2010 đến nay về người khuyết tật của các cơ quan Trung ương và địa phương (các văn bản đã ban hành, các báo cáo, các nghiên cứu, v.v..).
  2. Khảo sát và đánh giá sâu tại các Bộ, ngành và tổ chức người khuyết tật và địa phương.

V. KẾT QUẢ CẦN ĐẠT ĐƯỢC

01 Báo cáo hoàn thiện bằng tiếng Việt (bắt buộc) và tiếng Anh (khuyến khích) về tình hình 10 năm thực hiện Luật người khuyết tật và các khuyến nghị sửa đổi, bổ sung Luật người khuyết tật.

VI. KẾ HOẠCH, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM TRIỂN KHAI NHIỆM VỤ

TT

Nội dung công việc

Địa điểm

Số ngày làm việc

Thời gian

Chuyên gia số 01

Chuyên gia số 02

I

Chuyên gia số 01

1

Rà soát nghiên cứu và tổng hợp các tài liệu của các Bộ, ngành và tổ chức…về triển khai công tác người khuyết tật; Số liệu thống kê về người khuyết tật do Tổng cục Thống kê điều tra, khảo sát, số liệu báo cáo hành chính của các bộ, ngành và tổ chức.

Hà Nội

03 ngày

 

Tháng 10/2021

2

Đánh giá sâu tại các Bộ, ngành và tổ chức của người khuyết tật

Hà Nội

06 ngày

 

Tháng 10/2021

3

Tổng hợp số liệu, tài liệu của các Bộ, ngành Trung ương và tổ chức của/vì người khuyết tật.

Hà Nội

03 ngày

 

Tháng 10/2021

4

Xây dựng đề cương báo cáo mảng công việc của các Bộ, ngành Trung ương và tổ chức của/vì người khuyết tật

Hà Nội

04 ngày

 

Tháng 11/2021

5

Viết báo cáo tổng kết thi hành Luật người khuyết tật của các Bộ, ngành, cơ quan và tổ chức.

Hà Nội

10 ngày

 

Tháng 11-12/2021

6

Hoàn thiện báo cáo tổng kết thi hành Luật người khuyết tật kiến nghị đề xuất nội dung, điều khoản, chính sách nào cần sửa đổi, bổ sung Luật người khuyết tật.

Hà Nội

04 ngày

 

Tháng 12/2021

II

Chuyên gia số 02

1

Nghiên cứu rà soát các văn bản chỉ đạo triển khai Luật người khuyết tật của các địa phương; Báo cáo của các địa phương về tình hình triển khai công tác người khuyết tật; Các nghiên cứu của các tổ chức và cá nhân về lĩnh vực người khuyết tật.

Hà Nội

 

03 ngày

Tháng 10/2021

2

Khảo sát, đánh giá tại các tỉnh thành phố .

Địa phương

 

07 ngày

Tháng 10-11/2021

3

Tổng hợp số liệu, tài liệu tại các tỉnh, thành phố thực hiện khảo sát, đánh giá sâu về tình hình triển khai công tác người khuyết tật.

Hà Nội

 

03 ngày

Tháng 11/2021

4

Viết báo cáo tổng kết tình hình triển khai Luật người khuyết tật các tỉnh/thành phố tiến hành khảo sát, đánh giá.

Hà Nội

 

12 ngày

Tháng 11-12 /2021

5

Xin ý kiến các chuyên gia các Bộ, ngành

Hà Nội

 

05 ngày

Tháng 12/2021

 

Tổng cộng

 

30 ngày

30 ngày

 

 

VII. YÊU CẦU VỀ PHẨM CHẤT/TRÌNH ĐỘ VÀ KINH NGHIỆM

  • Tối thiểu 10 năm kinh nghiệm thực tế về lĩnh vực người khuyết tật, công tác xã hội, bảo trợ xã hội;
  • Đã tham gia và viết các báo cáo quốc gia về người khuyết tật trong những năm gần đây;
  • Có kinh nghiệm làm việc với các cơ quan nhà nước của Việt Nam;
  • Kỹ năng chuyên nghiệp trong việc tóm tắt, phân tích và viết báo cáo;
  • Am hiểu và có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực người khuyết tật;
  • Có bằng cấp chuyên môn phù hợp với yêu cầu công việc;
  • Nắm và hiểu rõ theo yêu cầu;
  • Tôn trọng và có kinh nghiệm làm việc với người khuyết tật là một lợi thế;
  • Có kỹ năng viết báo cáo bằng Tiếng Anh là một lợi thế.

VIII. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM

  • Thời gian thực hiện: Hoạt động dự kiến được tiến hành từ 12/10/2021 kết thúc chậm nhất 30/12/2021. Lịch làm việc cụ thể sẽ được thảo luận và quyết định giữa tư vấn và cán bộ ACDC.
  • Tư vấn được tuyển chọn sẽ làm viêc cố định tại Hà Nội và thực hiện khảo sát, đánh giá thực địa tại một số tỉnh/thành phố được lựa chọn.

IX. PHÍ TƯ VẤN

Phí tư vấn được trả dựa trên kinh nghiệm và chất lượng công việc của tư vấn. Mức phí cụ thể sẽ được quyết định sau khi thảo luận thống nhất với ACDC.

X. QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT

Các công việc của tư vấn được thực hiện dưới sự quản lý chung của Điều phối dự án và Phòng Luật của ACDC. Khi thực hiện các hoạt động chung liên quan đến địa phương tư vấn sẽ chịu sự quản lý và giám sát trực tiếp của Cán bộ chương trình.

XI. HỒ SƠ

  1. Hồ sơ của tư vấn/ Sơ yếu lý lịch (CV) của tư vấn.
  2. Các tài liệu nghiên cứu liên quan đến người khuyết tật đã từng (tham gia) nghiên cứu trước đây (nếu có).

XII. HẠN NỘP HỒ SƠ

  • Hạn nộp hồ sơ: 17h00 ngày 10 tháng 10 năm 2021
  • Hồ sơ gửi về:

Lưu ý: ACDC sẽ chỉ liên hệ với các ứng viên có hồ sơ phù hợp.

Chi tiết thông tin xem tại đây