Chia sẻ niềm tin - Nâng cao vị thế

ACDC tuyển chuyên gia tư vấn đánh giá về GBV

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU

TUYỂN TƯ VẤN/NHÓM TƯ VẤN THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ ĐẦU VÀO TÌNH HÌNH BẠO LỰC TRÊN CƠ SỞ GIỚI ĐỐI VỚI PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM GÁI KHUYẾT TẬT

DỰ ÁN “TĂNG CƯỜNG CƠ HỘI VÀ NÂNG CAO VỊ THẾ CHO NGƯỜI KHUYẾT TẬT” GIAI ĐOẠN 2021-2024

 

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2021

  1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT & THÔNG TIN DỰ ÁN

Viện Nghiên cứu phát triển cộng đồng (ACDC) là một tổ chức phi chính phủ Việt Nam đang hỗ trợ người khuyết tật và những nhóm yếu thế khác trong cộng đồng. Với đội ngũ nhân sự trẻ, giàu nhiệt huyết và kinh nghiệm, ACDC vẫn hàng ngày tìm kiếm những giải pháp khả thi nhằm xây dựng một xã hội không rào cản và vì quyền của người khuyết tật, và xây dựng một ngôi nhà chung nhằm “Chia sẻ niềm tin và nâng cao vị thế cho cộng đồng người khuyết tật Việt Nam”. Tầm nhìn 2025: ACDC mong muốn sẽ là tổ chức tiên phong trong việc tạo dựng môi trường sống tốt hơn cho người khuyết tật và nhóm yếu thế. Sứ mệnh: ACDC cam kết đóng góp cho sự hòa nhập của người khuyết tật và nhóm yếu thế thông qua các hoạt động hỗ trợ đảm bảo quyền của người khuyết tật và thúc đẩy các mô hình phục vụ người khuyết tật.

Dự án “Tăng cường cơ hội và nâng cao vị thế cho Người Khuyết Tật dưới sự tài trợ của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam (USAID/Việt Nam) được ACDC thực hiện tại 3 tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam. Mục tiêu chính của dự án là tăng cường việc thực thi chính sách về người khuyết tật tại các tỉnh mục tiêu của dự án thông qua việc chuẩn hóa, hoàn thiện các chính sách cho người khuyết tật và nâng cao năng lực thực thi chính sách về người khuyết tật của địa phương. Trong đó vấn đề giới là vấn đề xuyên suốt và được quan tâm trong các hoạt động của dự án. Nhằm đánh giá thực trạng về tình hình bạo lực giới đối với phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật (PNTKT), ACDC sẽ tổ chức một đợt đánh giá đầu vào tại 3 tỉnh mục tiêu của dự án là Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam với sự tư vấn của các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu về bạo lực trên cơ sở giới. Dựa trên các phát hiện và khuyến nghị của báo cáo, dự án sẽ tiến hành các biện pháp can thiệp thích hợp để nâng cao năng lực cho phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật, từ đó bảo vệ họ khỏi bạo lực dưới mọi hình thức.

  1. MỤC ĐÍCH ĐÁNH GIÁ ĐẦU VÀO

Đánh giá thực trạng về tình hình bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ khuyết tật  và trẻ em gái khuyết tật tại 3 tỉnh mục tiêu của dự án là: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam.

  1. KẾT QUẢ MONG ĐỢI

Sau đánh giá đầu vào dự án mong đợi sẽ nhận được 01 báo cáo đầy đủ và 01 báo cáo tóm tắt bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Kết quả đánh giá đầu vào sẽ được sử dụng làm cơ sở cho việc triển khai các hoạt động thúc đẩy về giới của dự án “Tăng cường cơ hội và nâng cao vị thế cho Người Khuyết Tật giai đoạn 2021-2024”. Cụ thể, báo cáo sẽ cho thấy được các thực trạng về:

+   Tỷ lệ PNTKT bị bạo lực trên cơ sở giới; các hình thức bạo lực thường gặp; tần suất, hậu quả, phản ứng của nạn nhân bạo lực giới

  • Nhận thức, thái độ của PNTKT và gia đình/người chăm sóc PNTKT về bạo lực trên cơ sở giới và quyền hợp pháp của PNTKT trong phòng chống bạo lực trên cơ sở giới
  • Các kỹ năng bảo vệ bản thân và sống độc lập của PNTKT
  • Cơ chế phối hợp liên ngành của các cơ quan ở địa phương khi xử lý các vụ việc và các điều kiện đảm bảo để thực hiện công tác phòng chống bạo lực trên cơ sở giới
  • Sự tiếp cận các dịch vụ hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực giới ở địa phương của PNTKT
  • Các biện pháp phòng ngừa, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới là PNTKT tại địa phương
  •  Khả năng xã hội hoá công tác phòng chống bạo lực trên cơ sở giới đối với PNKT tại địa phương

=> Từ đó đưa ra được những khuyến nghị và đề xuất các biện pháp can thiệp của dự án về vấn đề bạo lực trên cơ sở giới đối với phụ nữ và trẻ em gái khuyết tật.

  1.  TRÁCH NHIỆM/PHẠM VI CÔNG VIỆC CỦA TƯ VẤN/NHÓM TƯ VẤN:
  • Nghiên cứu các tài liệu, chỉ số của dự án;
  • Xây dựng đề xuất kỹ thuật trong đó có khung báo cáo dự kiến dựa trên điều khoản tham chiếu này và các tài liệu có liên quan do ACDC cung cấp;
  • Xây dựng và thống nhất với ACDC về bộ công cụ đánh giá đầu vào hoàn chỉnh
  • Hướng dẫn các cán bộ dự án của ACDC tại địa phương về việc sử dụng bộ công cụ đánh giá đầu vào
  • Lập kế hoạch – lựa chọn cỡ mẫu, phân công nhiệm vụ và lập lịch đi phỏng vấn…để đảm bảo các quy định về thời gian và cách thức nhập số liệu từ các bảng hỏi vào phần mềm (nếu có);
  • Đi đánh giá đầu vào và đánh giá thực địa dựa trên kế hoạch đã lập
  • Xử lý và phân tích số liệu đã thu thập;
  • Dự thảo và hoàn thiện 01 báo cáo tổng hợp và 01 báo cáo tóm tắt kết quả với sự góp ý của ACDC.
  • Tham gia các cuộc họp kỹ thuật liên quan đến việc thực hiện đánh giá
  •  Các vấn đề phát sinh khác (nếu có)
  1. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ ĐỐI TƯỢNG ĐÁNH GIÁ ĐẦU VÀO

1, Thời gian thực hiện và hoàn thành

    • Hoàn thiện, thống nhất bộ công cụ đánh giá đầu vào: Ngày 10/02/2022
    • Hướng dẫn sử dụng bộ công cụ cho các các bộ dự án tại địa phương (online): ngày 17/02/2022
    • Thời gian dự kiến đánh giá thực địa tại các tỉnh: Từ ngày 21-04/03/2022
    • Hoàn thành sản phẩm báo cáo cuối cùng: ngày 15/04/2022

2, Địa điểm: Đánh giá sẽ được thực hiện tại địa bàn 3 tỉnh dự án bao gồm Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Nam

3, Đối tượng đánh giá đầu vào:

3.1, Đối với PNTKT và gia đình/người chăm sóc PNTKT:

300 PNTKT và gia đình/người chăm sóc PNTKT tại các tỉnh mục tiêu của dự án: Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam được tham gia đánh giá đầu vào. Chỉ tiêu đối với mỗi tỉnh là 100 PNTKT và gia đình/người chăm sóc PNTKT được đánh giá đầu vào. Mỗi tỉnh sẽ cân đối để chọn lựa các đối tượng cho phù hợp dựa trên các tiêu chí:

  • Nữ giới, độ tuổi từ 13 - 50 tuổi
  • Đa dạng tật và mức độ khuyết tật

Lưu ý:

* Các tiêu chí chọn mẫu có thể bổ sung để đáp ứng với cỡ mẫu nghiên cứu do tư vấn/nhóm tư vấn đề xuất

**Với những trường hợp PNTKT thần kinh/tâm thần đặc biệt nặng không thể tham gia đánh giá đầu vào thì có thể phỏng vấn gia đình/người chăm sóc PNTKT

***Với những PNTKT câm điếc thì có thể mời phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu để hỗ trợ tham gia đánh giá đầu vào.

3.2, Đối với cán bộ ban ngành (12 người/tỉnh): 36 cán bộ ban ngành liên quan bao gồm: Lao động - Thương binh và Xã hội, Y Tế, Công An, Tư Pháp, Hội người khuyết tật và Hội Phụ Nữ cấp tỉnh và cấp huyện. Cụ thể:

- Cán bộ phụ trách về mảng Phụ nữ khuyết tật hoặc Chủ tịch của hội NKT: 1 cán bộ cấp tỉnh, 1 cán bộ cấp huyện/thành phố

- Lao động: 1 cán bộ cấp tỉnh, 1 cán bộ cấp huyện/thành phố

-  Y tế: 1 cán bộ cấp tỉnh, 1 cán bộ cấp huyện/thành phố

-  Công an: 1 cán bộ cấp tỉnh, 1 cán bộ cấp huyện/thành phố

- Tư pháp: 1 cán bộ cấp tỉnh (Trung tâm trợ giúp pháp lý), 1 cán bộ cấp huyện/thành phố

-  Hội Phụ nữ: 1 cán bộ cấp tỉnh, 1 cán bộ cấp huyện/thành phố

Lưu ý: *Đối với cán bộ ở cấp huyện/thành phố thì lựa chọn 01 huyện/thành phố có số lượng phụ nữ khuyết tật đông nhất trong tỉnh.

**Trường hợp dịch bệnh kéo dài gây khó khăn trong việc đi lại giữa các tỉnh, dự án sẽ đổi sang phương pháp thực hiện phỏng vấn online đối với chuyên gia, cán bộ văn phòng dự án tại các tỉnh chủ động triển khai kế hoạch đánh giá đầu vào thực địa.

4, Chuyên gia tư vấn đánh giá đầu vào

Nội dung

Địa điểm

Ngày làm việc

Deadline dự kiến

Soạn thảo và thống nhất đề cương với ACDC, gửi 01 đề cương nghiên cứu trong đó có khung báo cáo dự kiến cho ACDC

Hà Nội

03 ngày

 

10/01/2022

Nghiên cứu tài liệu dự án

Hà Nội

03 ngày

15/01/2022

Xây dựng và thống nhất bộ công cụ  với ACDC

Hà Nội

03 ngày

10/02/2022

Hướng dẫn sử dụng bộ công cụ cho các cán bộ dự án của ACDC tại địa phương

Hà Nội/online

01 ngày

 

17/02/2022

Đánh giá thực địa (không tính ngày di chuyển) x số lượng tư vấn

3 tỉnh (Quảng Trị, Huế, Quảng Nam)

09 ngày

 

21-04/03/2022

Xử lý số liệu từ bộ công cụ đã thu thập

Hà Nội

03 ngày

18/03/2022

Xây dựng báo cáo, gửi bản draft đầu tiên để ACDC góp ý

Hà Nội

05 ngày

01/04/2022

Hoàn thiện báo cáo cuối cùng với sự thống nhất của ACDC

Hà Nội

03 ngày

15/04/2022

Tổng thời gian

30 ngày

 

 

  1. YÊU CẦU VỀ TƯ VẤN/NHÓM TƯ VẤN:
  • Có từ 5-10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu về bình đẳng giới và bạo lực trên cơ sở giới
  • Kinh nghiệm thực hiện và quản lý các dự án phát triển
  • Kiến thức về tiếp cận dựa trên quyền trong hoạt động
  • Kinh nghiệm và kiến thức về các vấn đề khuyết tật
  • Thông thạo tiếng Anh và tiếng Việt
  • Kỹ năng viết báo cáo xuất sắc
  • Phí tư vấn sẽ được trả dựa trên kinh nghiệm và chất lượng công việc của tư vấn/nhóm tư vấn. Mức phí cụ thể sẽ được quyết định sau khi thảo luận và thống nhất với ACDC.
  1. TRÁCH NHIỆM CỦA VIỆN ACDC
  • Cung cấp các tài liệu có liên quan theo yêu cầu của tư vấn/nhóm tư vấn;
  • Liên hệ và đặt lịch với các bên liên quan;
  • Cung cấp số liệu cho tư vấn/nhóm tư vấn theo yêu cầu
  • Tổ chức hậu cần bao gồm đi lại, ăn ở tại thực địa, và thanh toán các chi phí liên quan; chi phí đi lại, ăn, nghỉ trong quá trình thực địa của tư vấn/nhóm tư vấn sẽ được chi trả bởi ACDC theo các quy định và định mức của ACDC.
  • Lựa chọn các thành viên đi phỏng vấn và tổ chức các cuộc họp có liên quan;
  • Hỗ trợ tư vấn/nhóm tư vấn trong việc xử lý số liệu;
  • Góp ý báo cáo dự thảo
  1. QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT

Các công việc của tư vấn/nhóm tư vấn được thực hiện dưới sự quản lý chung của Ban giám đốc dự án.

Khi thực hiện các hoạt động liên quan tới địa phương, tư vấn/nhóm tư vấn sẽ chịu sự quản lý và giám sát trực tiếp của Điều phối về mảng GBV của dự án.

  1. HỒ SƠ

Hồ sơ bao gồm:

    • Sơ yếu lý lịch (CV) của tư vấn/nhóm tư vấn.
    • Các tài liệu nghiên cứu, đặc biệt liên quan đến lĩnh vực bình đẳng giới và bạo lực trên cơ sở giới đối với PNTKT (nếu có)
  1. NỘP HỒ SƠ:
  • Hạn nộp hồ sơ: 25/01/2022
  •  Địa chỉ gửi hồ sơ tư vấn và liên hệ:
    • Cán bộ nhân sự: Nguyễn Thị Ánh Ngọc
    • Điện thoại: 024 66 75 39 46 - 024 6291 0814
    • Email: tuyendung@acdc.org.vn
  • Lưu ý: Chỉ những hồ sơ đạt yêu cầu mới được liên hệ (trong thời gian 01 tuần kể từ khi thời gian gửi hồ sơ kết thúc)
  1. YÊU CẦU BÁO CÁO

Sản phẩm của tư vấn/nhóm tư vấn được chấp thuận bản cuối cùng phải có cả tiếng Việt và tiếng Anh; trong quá trình chỉnh sửa các bản thảo, tiếng Việt là ngôn ngữ được ưu tiên sử dụng.