Chia sẻ niềm tin - Nâng cao vị thế

Hội thảo “Chia sẻ về Mục tiêu phát triển bền vững & Công ước Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật”

  • Thực hiện: Nguyệt Hà
  • 14/12/2017
  • 0 Bình luận
  • Lượt xem: 1002

Ngày 14/12/2017, Liên đoàn các tổ chức của và vì người khuyết tật thế giới (IDA) phối hợp với Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam (VFD), Trung tâm ACDC tổ chức Hội thảo “Chia sẻ về Mục tiêu phát triển bền vững & Công ước Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật” tại Hà Nội.

Đây là hoạt động nằm trong chuỗi hội thảo - tập huấn về việc giám sát các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) phù hợp với Công ước Liên hợp quốc về quyền người khuyết tật (CRPD) đang diễn ra từ ngày 10 – 15/12.

Chương trình có sự tham dự của ông Kamal Malhotra – Đại diện thường trú Liên hợp quốc (UN) tại Việt Nam; NGND.TS Đặng Huỳnh Mai – Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo, Chủ tịch Liên hiệp hội về người khuyết tật Việt Nam (VFD); ông Glenn Gipney – Trưởng đại diện Văn phòng CBM tại Việt Nam; Giáo sư Hyung Shik KIM – Thành viên Ủy ban Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật; bà Mega Smith – Chuyên gia về SDGs & bà Tchaurea Fleury – Cố vấn cao cấp về Nhân quyền, IDA; bà Nguyễn Thị Thanh Nga – Chuyên viên Văn phòng Phát triển bền vững, Bộ Kế hoạch và Đầu tư; cùng đại diện của 15 lãnh đạo các hội và tổ chức người khuyết tật Việt Nam; đại diện các chuyên gia đến từ Brazin, Fiji, Paskistan, Nepal, Lào, Mỹ.

Tại hội thảo, các đại biểu đã lắng nghe đại diện của UN chia sẻ về nội dung của Chương trình nghị sự 2030 và SDGs, đại diện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình triển khai và thực hiện báo cáo SDGs tại Việt Nam. Sau đó các đại biểu đã cùng thảo luận về nội dung, quá trình triển khai SDGs và CRPD ở Việt Nam và quốc tế. 

Ông Kamal Malhotra – Đại diện của UN tại Việt Nam đã chia sẻ: Trong thời gian tới, Liên hợp quốc cam kết sẽ tiếp tục là đối tác của Chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự và tất cả các bên liên quan khác ở Việt Nam để “hiện thực hóa quyền” của người khuyết tật, để mọi người đều có quyền sống đầy đủ và hạnh phúc. Tôi hy vọng chúng ta sẽ cùng nhau để bảo vệ và đảm bảo người khuyết tật được thụ hưởng đầy đủ và bình đẳng tất cả các quyền con người và các quyền tự do cơ bản theo đúng tinh thần của Chương trình nghị sự 2030 và SDGs. 

SDGs là một tập hợp các chỉ tiêu liên quan đến tương lai phát triển quốc tế. Liên hiệp quốc đã đề ra các mục tiêu này và xúc tiến với tên gọi Các Mục tiêu Toàn cầu về Phát triển Bền vững, để thay cho Các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ đã hết hạn vào cuối năm 2015. Họ sẽ thực hiện Các Mục tiêu Phát triển Bền vững này từ năm 2015 đến năm 2030. Có 17 mục tiêu và 169 chỉ tiêu cụ thể.


0 bình luận

Bình luận thêm