Chia sẻ niềm tin - Nâng cao vị thế

Phương pháp đa ngành: Chìa khóa dẫn đến phục hồi chức năng thành công

  • Thực hiện: Nguồn: ICRC-SFD
  • 25/03/2015
  • 0 Bình luận
  • Lượt xem: 1003

Trong các chiến lược thành công nhằm cải thiện kết quả của các hoạt động phục hồi chức năng, bao gồm việc cung cấp thiết bị trợ giúp di lại, phương pháp đa ngành là một phương pháp quan trọng.

Đa ngành có thể được định nghĩa là sự tham gia của nhiều người có bằng cấp (nghề nghiệp) khác nhau để phản chiếu về một trường hợp cụ thể.

Mặc dù việc chỉ định xe lăn vẻ đơn giản nhưng để chỉ định được một xe phù hợp thì không đơn giản, cần phải nhìn vào nhiều khía cạnh.

Đầu tiên và quan trọng nhất là chúng ta phải nghe từ phía người sử dụng thiết bị, và có thể cả người chăm sóc họ, về việc dụng cụ sẽ được sử dụng cho những hoạt động nào, ví dụ như chơi thể thao, đi lại bằng phương tiện công cộng hoặc sẽ được sử dụng trên địa hình gồ ghề. Việc cần làm đầu tiên là chúng ta cần có ý kiến của bác sĩ để làm nổi bật một vài khía cạnh liên quan đến tình trạng thể chất/y tế của người dung, ví dụ như nguy cơ đau do áp lực, vẹo cột sống, bị mất thăng bang... Sau đó, chúng ta đến các cơ sở cung cấp có đào tạo, nơi có thể tư vấn các mẫu mã và lựa chọn dựa theo các nhu cầu và tình trạng đã được nêu ra để điều chỉnh phù hợp với nhu cầu riêng biệt của người dùng. Chuyên gia vật lý trị liệu và hoạt động trị liệu cũng sẽ có vai trò quan trọng trong quá trình vì họ có thể tập luyện cho người dùng, và nếu cần thiết cho cả người chăm sóc, để sử dụng tối đa dụng cụ đồng thời đảm bảo cách dùng an toàn. Một thành viên quan trọng nữa của nhóm thường xuyên bị lãng quên là cán bộ xã hội, người có thể giúp tìm kiếm nguồn hỗ trợ cho ai không có khả năng tài chính chi trả. Cán bộ xã hội cũng nhân cơ hội để xét lại tình trạng kinh tế xã hội của người sử dụng dụng cụ và có thể liên kết họ với các đơn vị khác để hỗ trợ việc làm, giáo dục hay tiếp cận các chương trình tài chính vi mô.

Nếu nói rằng phương pháp đa nghành không được sử dụng ở Việt Nam thì hoàn toàn không đúng, nhưng vẫn còn nhiều điều cần được cải thiện để người khuyết tật có thể nhận kết quả tốt nhất cho nhu cầu phục hồi chức năng nói chung và cung cấp thiết bị hỗ trợ đi lại nói riêng như là xe lăn, chi giả hoặc dụng cụ chỉnh hình.

 


0 bình luận

Bình luận thêm