Chia sẻ niềm tin - Nâng cao vị thế

So sánh 10 năm về kỳ thị, phân biệt đối xử và nhận thức đối với người khuyết tật

  • Thực hiện: admin
  • 14/08/2020
  • 0 Bình luận
  • Lượt xem: 4356

Thời gian so sánh: 10 năm từ năm 2009 đến hết năm 2019

Thời điểm báo cáo: Tháng 12 năm 2019.

Đơn vị thực hiện: Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng

Hình thức sử dụng: Đánh giá nhanh qua mạng xã hội (facebook và google).

Đây là đánh giá nhanh do Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng thực hiện vào tháng 12 năm 2019. Đánh giá này nhằm mục đích tìm hiểu và so sánh về sự kỳ thị, phân biệt đối xử cũng như thay đổi nhận thức của cộng đồng và chính bản thân người khuyết tật đã thay đổi thế nào sau 10 năm.

  1. Nội dung báo cáo nghiên cứu

Trong năm 2009 tỷ lệ người cho rằng người khuyết tật là người đáng thương chiếm 35,7% nhưng đến năm 2019 thì tỷ lệ này giảm xuống còn 12,5%.Đồng nghĩa với việc,tỷ lệ người cho rằng người khuyết tật là người bình thường như những người khác đã tăng từ 53,6% trong năm 2009 lên tới 76,8% trong năm 2019. Hiện vẫn còn 14,3% người cho rằng người khuyết tật không có cuộc sống bình thường như những người khác trong xã hội. Tỷ lệ này cũng giảm so với 10 năm trước (28,6%).

 

Trong năm 2009 các thành viên trong gia đình coi người khuyết tật là người chịu số phận thay cho gia đình chiếm 51,8% trong khi đó cũng câu hỏi này vào năm 2019 đã giảm xuống còn 23,2%.

73,2% người trong cộng đồng bỏ qua người khuyết tật trong các hoạt động cộng đồng so với năm 2019 là 44,6%.

Ngoài những hoạt động nói chung thì tỷ lệ người khuyết tật bị cản trở trong việc kết hôn, cũng giảm từ 37,5% xuống còn 21,4% và bạo lực trên cơ sở giới 28,6% xuống còn 19,6% trong năm 2019.

Một điểm nổi bật là trong năm 2009 việc người khuyết tật đi ăn uống ở nhà hàng và bị từ chối từ 37,5% xuống còn 17.9%. Đây là tín hiệu đáng mừng vì sự thay đổi của nhận thức xã hội trong nhóm dịch vụ cộng đồng đã giảm sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật và coi họ như những khách hàng khác và có thể phục vụ như nhau trong các nhà hàng.

Những năm trước khi có Luật người khuyết tật có hiệu lực, tỷ lệ người khuyết tật không có việc làm khá cao. Điều này cũng thể hiện rất rõ thông qua điều tra nhanh này có đến 82,5% người khuyết tật không xin được việc làm. Tỷ lệ này đã giảm xuống còn 41,1%. Đây là tỷ lệ cũng còn khá cao. Thực tế chứng minh vẫn còn rất nhiều người khuyết tật không xin được việc làm ổn định vì cũng còn nhiều nguyên nhân. Một trong các nguyên nhân về nhận thức không tin tưởng rằng người khuyết tật có thể làm được việc như những lao động khác trong cộng đồng. Cũng liên quan đến vấn đề này theo đánh giá thì tỷ lệ người khuyết tật được giao việc làm phù hợp lại giảm xuống từ 58,9% xuống 41%. người khuyết tật không được thăng tiến, bị bóc lột sức lao động trong năm 2009 chiếm 32.1% nhưng đến năm 2019 giảm còn 17,9%....

Người khuyết tật và công tác xã hội, tham gia vào các tổ chức xã hội, chính trị xã hội là điều rất quan trọng trong việc khẳng định vai trò và vị thế của họ trong cộng đồng. Theo đánh giá so sánh này chúng tôi nhận thấy tỷ lệ tăng từ 39,3% lên 76,8% khi cho rằng NKT nên có vị thế trong xã hội như tham gia vào thành viên Mặt trận tổ quốc; Hội LHPN, các tổ chức chính trị và chính trị xã hội khác ở địa phương. Tỷ lệ cũng tăng từ 44,6% lên 73% cho rằng họ nên tham gia vào các hoạt động cộng đồng. Tuy nhiên đánh giá cũng vẫn còn nhìn thấy còn 5,4% người được trả lời cho rằng người khuyết tật không nên tham gia vào bất kỳ tổ chức nào.

II. Kết luận
1) Tình trạng phân biệt đối xử và kỳ thị người khuyết tật đã giảm so với 10 năm trước trong hầu hết các mặt của đời sống xã hội. 2) Người khuyết tật được tôn trọng và coi là khách hàng trong các đơn vị ngành dịch vụ cũng tăng dần lên theo thời gian. 3) Người khuyết tật có việc làm cũng tăng nhưng chưa đáng kể. 4) Các tổ chức xã hội, chính trị xã hội và tổ chức chính trị cũng đã nhìn nhận người khuyết tật là thành viên dần tăng lên. Minh chứng là chúng ta có thể thấy tổ chức Hội của người khuyết tật tham gia vào các tổ chức như Mặt trận tổ quốc Việt Nam; Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam… 5) Nhận thức của gia đình về người khuyết tật cũng tăng lên thay vì là người đáng thương, gánh chịu số phận cho cả gia đình thì nay, họ coi người khuyết tật là thành viên ngang bằng như những thành viên khác trong gia đình.


0 bình luận

Bình luận thêm