Chia sẻ niềm tin - Nâng cao vị thế

Ngày Quốc tế Người khuyết tật, 3/12/2015

  • Thực hiện: Hải Âu
  • 03/12/2015
  • 0 Bình luận
  • Lượt xem: 1685

Chủ đề -  Vấn đề hoà nhập: tiếp cận và tăng cường năng lực/trao quyền cho những người có khả năng

Thông điệp của Tổng Thư ký Liên hợp quốc

Chúng ta kỷ niệm ngày Người khuyết tật năm nay bằng việc thực thi Chương trình Nghị sự 2030 về phát triển bền vững đầy tham vọng. Đây sẽ là kim chỉ Nam cho hành động của chúng ta để “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Để xây dựng một thế giới bền vững và hòa nhập cho tất cả, đòi hỏi chúng ta cần có sự nỗ lực của tất cả mọi người với mọi khả năng. Chương trình Nghị sự 2030 đề cập tới nhiều vấn đề liên quan đến người khuyết tật và chúng ta phải sát cánh cùng nhau để biến những cam kết này thành hành động.

Đầu năm nay, Hội nghị Thế Giới về giảm nhẹ rủi ro thiên tai lần thứ ba của Liên hợp quốc đã ghi nhận vai trò của người khuyết tật trong việc thúc đẩy cách thức tiếp cận một cách phổ cập trong phòng chống và đối phó với thiên tai. Trong năm tới, Hội nghị của Liên hợp quốc về vấn đề Nhà ở và Phát triển bền vững (HABITAT III) sẽ thảo luận Chương trình Nghị sự mới về phát triển đô thị để khiến các thành phố trở nên dễ dàng tiếp cận, hòa nhập và bền vững hơn. Tiếng nói của người khuyết tật sẽ đóng vai trò quan trọng của quá trình này.

Trong tương lai, chúng ta phải tăng cường các chính sách phát triển và thực thi nhằm đảm bảo việc tiếp cận là một phần của hòa nhập và phát triển bền vững. Điều này đòi hỏi sự nâng cao hiểu biết về những khó khăn mà người khuyết tật đang phải đối mặt (bao gồm thông qua những dữ liệu phân tách và đầy đủ hơn) và đảm bảo rằng họ được tăng cường năng lực để có thể tạo ra và nắm bắt các cơ hội.

Cùng với những người khuyết tật, cả thế giới sẽ cùng tiến về phía trước mà không bỏ lại ai phía sau.

images/idpd_poster_2015.jpg

Bối cảnh

Ngày Quốc tế Người khuyết tật được tổ chức từ năm 1992 nhằm nâng cao hiểu biết và vận động hỗ trợ cho những vấn đề thiết yếu liên quan tới sự hòa nhập của người khuyết tật trong xã hội và sự phát triển. Ngày này khuyến khích tăng cường hiểu biết và hành động liên quan tới các vấn đề khuyết tật và gây sự chú ý tới lợi ích của việc xây dựng một xã hội hòa nhập và dễ dàng tiếp cận cho tất cả mọi người.

Các chính phủ, các cơ quan của Liên hợp quốc, các tổ chức xã hội dân sự, các viện hàn lâm và các tổ chức tư nhân đều được khuyến khích phối hợp với các tổ chức của người khuyết tật để tổ chức các sự kiện và hoạt động nhằm kỷ niệm ngày này.

Chủ đề năm 2015: Vấn đề hoà nhập: tiếp cận và tăng cường năng lực/trao quyền cho những người có khả năng

Theo ước tính, có khoảng 1 tỉ người khuyết tật trên toàn thế giới đang phải đối mặt với nhiều rào cản để hòa nhập trong nhiều lĩnh vực trọng yếu của xã hội. Theo đó, những người khuyết tật không được tham gia vào xã hội một cách công bằng như những người khác, bao gồm vấn đề đi lại, việc làm, giáo dục, cũng như tham gia vào các vấn đề chính trị - xã hội. Quyền được tham gia vào các vấn đề xã hội là cần thiết để tạo ra những nền dân chủ ổn định, những công dân có ích và làm giảm sự bất công xã hội.

images/idpd2014_performance.jpgNhững người khuyết tật cần được tạo điều kiện để có thể tham gia và đóng vai trò trong xã hội một cách công bằng như những người khác. Điều quan trọng là phải chú trọng vào những gì mỗi cá nhân có thể làm được thay vì những gì mà cá nhân không làm được. Thông thường, hình ảnh xã hội của người khuyết tật bị ảnh hưởng bởi những thái độ dựa trên sự kỳ thị, phân biệt đối xử, cũng như những quan niệm bảo thủ về sự khuyết tật và người khuyết tật. Đây chính đây là rào cản lớn nhất giữa người khuyết tật và sự tham gia của họ vào xã hội và sự phát triển một cách đầy đủ và công bằng. Chúng ta cần phải hiểu rằng, khuyết tật là một phần của con người, và tất cả mọi cá nhân đều đang hoặc sẽ trở thành người khuyết tật ở những mức độ khác nhau trong cuộc đời.

Bằng cách khuyến khích tăng cường năng lực, những cơ hội đích thực cho mọi người được tạo ra. Điều này không chỉ giúp tăng cường năng lực mà còn giúp họ đặt ra được những ưu tiên. Việc tăng cường năng lực bao gồm đầu tư vào con người – về nghề nghiệp, sức khỏe, dinh dưỡng, giáo dục và bảo trợ xã hội. Khi mọi người được tăng cường năng lực, họ sẽ sẵn hơn trong việc nắm bắt cơ hội để trở thành những nhân tố thay đổi và thực hiện những nghĩa vụ công dân.

Những chủ đề nhỏ của Ngày Người Khuyết tật 2015:

  • Làm cho các thành phố trở nên hòa hợp và dễ dàng tiếp cận với tất cả mọi người
  • Cải thiện các số liệu thống kê về khuyết tật
  • Giúp những người có khuyết tật không nhìn thấy được hòa nhập vào xã hội và sự phát triển.

Làm cho các thành phố trở nên hòa hợp và dễ dàng tiếp cận với tất cả mọi người

Theo ước tính, tới năm 2050, 66% dân số thế giới sẽ sống ở thành thị.  Hội nghị toàn cầu lần thứ 3 của Liên hợp quốc về Nhà ở và Phát triển bền vững - Habitat III  - sẽ diễn ra vào năm 2016 để nhìn lại quá trình, rút ra bài học và kinh nghiệm từ quá khứ và thiết kế “Chương trình Nghị sự về Đô thị mới”. Chương trình nghị sự này sẽ tập trung vào các chính sách và chiến lược với hy vọng sẽ tận dụng được các nguồn lực từ quá trình đô thị hóa. Habitat III sẽ tạo ra một nền tảng quan trọng cho các nhà hoạch định và thi hành chính sách đô thị trên toàn thế giới, cũng như giúp những người làm việc trong các lĩnh vực liên quan đến người khuyết tật nhìn nhận lại những hoạt động gần đây và nhận ra những cơ hội thay đổi.

Quan trọng hơn hết, Chương trình Nghị sự về Đô thị mới phải đảm bảo các thành phố trong tương lai, cơ sở hạ tầng và dịch vụ đô thị phải trở nên dễ dàng tiếp cận và thân thiện hơn với nhu cầu của mọi đối tượng, bao gồm cả những người khuyết tật. Ngày Quốc tế Người khuyết tật sẽ được dùng để bàn luận và giới thiệu những mô hình đô thị hóa hòa nhập tốt nhất.

Nguồn:

Cải thiện các số liệu thống kê về khuyết tật

Việc thiếu các thông tin và dữ liệu về vấn đề khuyết tật và tình hình của người khuyết tật trên phạm vi quốc gia khiến cho các số liệu thống kê không chính xác. Điều này tạo ra một trở ngại lớn trong việc hoạch định và thi hành chính sách phát triển có bao gồm người khuyết tật. Cụ thể hơn, việc thu thập dữ liệu nên được thực hiện theo các quy chuẩn của quốc tế. Dữ liệu thu thập được có thể được dùng trong thực thi và giám sát các mục tiêu phát triển quốc tế về người khuyết tật đã được thỏa thuận, ví dụ như Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển bền vững.
Ngày Quốc tế Người Khuyết tật sẽ được sử dụng để làm rõ các biện pháp nhằm tăng cường năng lực cấp quốc gia trong việc thu thập các dữ liệu về người khuyết tật, dựa trên những mô hình tốt đã tồn tại. Ngày này cũng sẽ được dùng để nêu lên những thách thức đưa ra các giải pháp chiến lược để thu hút người khuyết tật và các tổ chức của người khuyết tật tham gia vào việcviệc thu thập và phổ biến các số liệu thống kê về khuyết tật.

Nguồn:

Giúp những người có khuyết tật không nhìn thấy được hòa nhập vào xã hội và sự phát triển

Những người có khuyết tật về tâm thần và tâm lý xã hội chiếm một phần lớn của dân số thế giới.  Hàng triệu người trên thế giới có bệnh về tâm thần và người ta ước tính rằng cứ 4 người thì có 1 người sẽ phải trải qua bệnh về tâm thần trong cuộc đời. Có gần một triệu người tự tử mỗi năm và đây là nguyên nhân gây ra cái chết lớn thứ ba ở những người trẻ tuổi. Những người có khuyết tật về tâm thần và tâm lý xã hội thường phải đối mặt với định kiện và phân biệt đối xử (World Health Organization),  cũng như bị ngược đãi về thể chất và tình dục trong nhiều tình huống cụ thể, bao gồm trong các nhà tù, bệnh viện và trong chính gia đình. Những người với khuyết tật không nhìn thấy khác, như khiếm thính, cũng phải đối mặt với nguy cơ bị tách khỏi các hoạt động xã hội.

Ngày Quốc tế Người khuyết tật có thể được dùng để thu hút sự chú ý tới các vấn đề khuyết tật không nhìn thấy, như khuyết tật về tâm thần và tâm lý xã hội, khuyết tật về trí tuệ và khiếm thính. Đây cũng sẽ là ngày để nhìn nhận và tuyên dương các điển hình tiêu biểu trong giáo dục hòa nhập thức.và tổ chức các hoạt động xã hội cùng các phát kiến nâng cao nhận thức.
Nguồn:

Các sự kiện ở trụ sở Liên hợp quốc (Phòng Hội nghị số 4)

10.00 tới 11.00 sáng: Mở màn

10.00 tới 10.15: Trình diễn âm nhạc

Do dàn nhạc khuyết tật từ Cộng hòa Hàn Quốc trình diễn

Chủ tọa: Bà Daniela Bas, giám đốc, Bộ phận chính sách xã hội và phát triển, Vụ Kinh tế và các vấn đề xã hội Liên hợp quốc (DESA)

10.15 to 11.00: Lễ mở màn

Kêu gọi hành động

  • Ông Ban Ki-Moon, Tổng thư ký LHQ
  • Bà Catherine Pollard, Phó Thư ký Vụ Đại Hội đồng và quản lý hội thảo
  • Đại sứ Luis Gallegos/Cố vấn, Quỹ Tài trợ Nhật Bản
  • Bà Miki Matheson, Tổ chức Khuyết tật Quốc tế (DPI) (Bài diễn văn)
  • Bà Maleni Chaitoo, Liên minh Khuyết tật Quốc tế – Công ty Người khuyết tật và Phát triển Quốc tế (Bài diễn văn)
  • Giáo sư Motoo Kusakabe, Sáng lập viên, giám đốc Học viện Thành phố Mở

Cam kết hành động

  • Đại sứ Oh Joon, Đại diện thường trực của Thủ tướng Cộng hòa Hàn Quốc
  • Đại sứ Motohide Yoshikawa, Đại diện thường trực của Thủ tướng Nhật Bản
  • Đại sứ Gillian Bird, Đại diện thường trực của Thủ tướng Australia
  • Đại sứ Macharia Kamau, Đại diện thường trực của Kenya
  • Đại sứ Diego Morejon Pazmino, Phó Đại diện thường trực của Thủ tướng Ecuador
  • Đại sứ Sebastiano Cardi, Đại diện thường trực của Thủ tướng of Italy
  • Đại sứ Roman Oyarzun Marchesi, Đại diện thường trực của Thủ tướng Tây Ban Nha 

11:00 tới 11:10: Thông điệp qua video từ các lãnh đạo của các DPO và các cơ quan của Liên hợp quốc (Phần 1Phần 2)

11.15 tới 12.15 chiều: Tọa đàm: “Chương trình nghị sự mới về đô thị dễ tiếp cận và sự hòa nhập của người khuyết tật” (đồng tài trợ: Liên minh toàn cầu về Công nghệ và Môi trường dễ tiếp cận (GAATES))

Tọa đàm sẽ nhìn nhận lại chính sách hiện và hành động hiện thời về vấn đề tiếp cận của người khuyết tật. Tọa đàm cũng sẽ chỉ ra những thách thức mà các thành phố phải đối mặt trong việc xây dựng đô thị hòa nhập và dễ tiếp cận. (Background Note)

Chủ tọa: Bà Yamina Djacta, UN Habitat 

Mở đầu: Ông Eric Guozhong Zhang, SCRPD/DESA/DSPD

Tham gia thảo luận

  • Bà Ana Moreno, Thư ký của Habitat III 
  • Ông Jun Ishikawa, Văn phòng nội các chính phủ Nhật Bản
  • Ông Quemuel Arroyo, Nhà phân tích chính sách tiếp cận, Vụ Giao thông, Thành phố New York (Người trình bày)
  • Ông Victor Pineda, Ủy ban Kiểm tra các Rào cản về Kiến trúc và Giao thông Liên bang Hoa Kỳ, và là thành viên của GAATES (tin nhắn video)
  • Ông Eugenie Birch, Chiến dịch Đô thị Toàn cầu /Đại học Pennsylvania
  • Bà Venus Illagan, Tổ chức Phục hồi Chức năng Quốc tế
  • Bà LoriAnn Girvan, GAATES

12.15 tới 1.15 chiều.: Tọa đàm: “Khuyết tật không nhìn thấy được” (Đồng tài trợ: Argentina, Quỹ tài trợ Nhật Bản)

Cuộc tọa đàm sẽ bàn về thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững đối với những người khuyết tật về tâm thần, trí tuệ hay tâm lý xã hội. Những người tham gia tọa đàm sẽ cùng chia sẻ những cách làm tốt và những bài học rút ra được từ việc giúp đỡ những người bị khuyết tật về tâm thần, trí tuệ, tâm lý xã hội hòa nhập và tăng cường khả năng tiếp cận xã hội. (Background note)

Chủ tọa: Đại sứ Luis Gallegos/Advisor, Quỹ tài trợ Nhật Bản 

Mở đầu: Akiko Ito, SCRPD/DSPD/DESA

Đại sứ Mateo Estreme, Chargé d'affaires a.i., Phái đoàn đại diện thường trực của Argentina
Presenters

  • Ông Takashi Izutsu, Phó Giáo sư, Đại học Tokyo (Presentation)
  • Ông Atsuro Tsutsumi, Điều phối viên, UNU (Presentation)
  • Ông Mark van Ommeren, Khoa học gia, WHO (by recorded presentation)
  • Ông Patricio V. Marquez, Chuyên gia sức khỏe hàng đầu, World Bank Group (Presentation)
  • Bà Kathyrn Goetzke, Người sáng lập quỹ iFred
  • Bà Vivian Pender, Cố vấn đặc biệt, Tổ chức tâm thần Hoa Kỳ/Chủ tịch, Ủy ban sức khỏe tinh thần (Phi chính phủ)

1.15 tới 2.30 chiều: Tọa đàm: “Thực thi Nghị định thư 2030 về phát triển bền vững: Disability data, statistics and indicators, monitoring and evaluation for inclusive development” (co-sponsors: Australia, United Kingdom, ADD International)

Tọa đàm sẽ nhìn lại những hoạt động thu thập và phân tích dữ liệu và bàn luận việc giám sát Nghị định thư 2030 nhằm đảm bảo việc thực thi có bao gồm cả những người khuyết tật. Cuộc tòa đàm sẽ giúp tìm ra phương pháp thu thập dữ liệu tốt, từ đó áp dụng vào quá trình giám sát việc thực thi Nghị định thư 2030. (Background Note)

Chủ tọa: Bà Maria Martinho, SCRPD/DSPD/DESA

Mở đầu: Bà Akiko Ito, SCRPD/DSPD/DESA

Presenters:

  • Đại sứ Caitlin Wilson, Đại diện thường trực của thủ tướng Australia
  • Bà Linda Hooper, Phòng Thống kê LHQ/ DESA (Presentation)
  • Bà Margaret Mbogoni, Phòng Thống kê LHQ/ DESA (Presentation)
  • Bà Claudia Cappa, UNICEF
  • Bà Alarcos Cieza, WHO (by video message)
  • Bà Julie Weeks, Trung tâm Kiểm soát & Ngăn ngừa dịch bệnh (CDC), Hoa Kỳ
  • Bà Derrick Cogburn, Viện nghiên cứu Khuyết tật và Chính sách xã hội khu vực Đông Nam Á
  • Bà Mosharraf Hossain, Tổ chức Hành động vì Sự phát triển và Người khuyết tật Quốc tế
  • Bà Dorodi Sharma, Tổ chức Người khuyết tật quốc tế (Statement)

3.0 tới 6.00 chiều: Liên hoan phim Người khuyết tật (UNEFF)

UNEFF sẽ trình chiếu những thước phim ngắn đến từ khắp nơi trên thế giới nhằm nâng cao nhận thức về các vấn đề khuyết tật và giúp người khuyết tật tham gia vào sự phát triển của xã hội.

Chào mừng: Bà Akiko Ito, SCRPD/DSPD/DESA

Giới thiệu: Ông Victor Calise, Ủy viên, Văn phòng Người khuyết tật, tòa thị chính New York 
Phim đã được chiếu:

  1. Steep Rain (Anh Quốc)
  2. Chammi - Hear Me Now (Sri Lanka)
  3. A home for a new life (Moldova)
  4. Pikinini Tok Tok: Voices of children with disability (Vanuatu)
  5. Accomable: Enabling Adventure (Anh Quốc)
  6. Quincy’s Story (Cameroon)
  7. Dragon Dreaming (Australia) Password: Kushia
  8. An Ordinary Girl With An Extraordinary Will (Lebanon)
  9. Deaf Role models in Kenya (Kenya)
  10. Oltrea la linea (Beyond the line) (Ý) Password: good
  11. Spectrum: A Story of the Mind (Hoa Kỳ) Password: spfilmfestival
  12. The Talents: Mawaheb (Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất)
  13. Para Normal (Canada)
  14. Turning Words into Action (Châu Âu)
  15. The Catalyst Dance Residency (Úc)
  16. Cal, the Writer (Hoa Kỳ)

Thông tin chi tiết về Liên hoan phim và phim được trình chiếu các năm trước đều ở địa chỉ sau: http://www.un.org/disabilities/default.asp?id=1562.

Triển lãm ảnh UN Enable “Những bức ảnh của khả năng”

Trong hơn 150 bức ảnh tham dự, 10 bức được chọn để triển lãm vào ngày Người Khuyết Tật, nhầm tăng cường nhận thức về người khuyết tật trong xã hội. Thông tin chi tiết tại: http://www.un.org/disabilities/default.asp?id=1639.

Triển lãm nghệ thuật "Như hoa dại, như sao" của ông Kim Geun-tae  (Tờ bướm)
Tại trụ sở Liên hợp quốc, Khu vực Neck 1B

Tiệc chiêu đãi và hòa nhạc, Tổ chức bởi MIKTA (Giấy mời)

7.00 tối tại Tòa công sứ Cộng hòa Hàn Quốc

Triển lãm #DrawDisability

 #DrawDisability là chiến dịch diễn ra hàng năm, do Tổ chức Quan sát Hòa nhập toàn cầu  và Nhóm Vận động thanh – thiếu niên của GEFI đứng ra tổ chức. Để nâng cao nhận thức liên quan đến các vấn đề khuyết tật và giáo dục hòa nhập, chiến dịch sẽ khuyến khích đối thoại giữa trẻ em và thanh – thiếu niên, đồng thời để phản ánh nhận thức của người trẻ về các vấn đề khuyết tật. Hàng nghìn tranh vẽ đã được tiếp nhận từ 50 quốc gia trên toàn cầu. Chiến dịch sẽ kết thúc vào ngày 3/12/2015 và những bức đặc biệt xuất sắc và 100 bức đoạt giải sẽ được triển lãm tại trụ sở Liên hợp quốc từ ngày 30/11 tới ngày 4/12.

Buổi biểu diễn của Vũ đoàn Heidi Latsky Dance, từ 9:30 tới 10.00 sáng., và từ 2:30 tới 3.00 chiều. (Phòng khách, trụ sở Liên hợp quốc)

Vũ đoàn Heidi Latsky Dance với khoảng 20-30 sẽ trở thành một phòng tranh sống. Vũ đoàn sẽ biểu diễn với nhiều người với các dạng tật khác nhau trong bộ đồ màu trắng (Sự hợp nhất của 7 màu, biểu tượng cho sự hòa nhập) trong không gian nghệ thuật tôn kính. Thông tin chi tiết tại http://heidilatskydance.com/

United Nations Church Centre, 3/12, 3:30 tới 5:00 chiều, Phòng lớn, Tầng 8

Công ty tư vấn đa văn hóa Mahattan (MMC) sẽ tổ chứ một buổi tọa đàm về giáo dục hòa nhập và hòa nhập xã hội. Chủ đề sẽ tập trung vào các chiến lược thiết thực và chủ động giúp trẻ em khuyết tật có thể tiếp cận với giáo dục và xã hội thông qua âm nhạc và các công nghệ hỗ trợ (Để biết thêm thông tin, hãy liên lạc: carolkennedy5@aol.com)

Kỷ niệm ngày Người khuyết tật tại cộng đồng của bạn

Tham gia: Ngày này tạo cơ hội hợp tác cho tất cả các bên liên quan – Chính phủ, Hệ thống của Liên hợp quốc, các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức của người khuyết tật – tập trung vào các vấn đề liên quan tới sự hòa nhập vào xã hội và sự phát triển, vừa là người hưởng lợi, vừa là nhân tố thay đổi.

Tổ chức: Tổ chức diễn đàn, thảo luận, các chiến dịch thông tin theo các chủ đề của ngày Người Khuyết Tật 2015 để bàn luận và chia sẻ các cách để giúp mọi người với mọi khả năng được tăng cường khả năng và hòa nhập vào cộng đồng địa phương.

Kỷ niệm: Lên kế hoạch và tổ chức các buổi biểu diễn ở mọi nơi để tuyên dương những cống hiến của người khuyết tật như một nhân tố thay đổi ở địa phương của họ. Giúp những người khuyết tật nhận ra tiềm năng của mình, dù là âm nhạc, thể thao, học thuật hay các kỹ năng giao tiếp.

Hành động: Một điểm nhấn quan trọng của ngày này là những hành động thiết thực nhằm hiện thực hóa các mục tiêu cho người khuyết tật và cộng đồng của họ. Vậy nên, hãy tuyên dương những hành động đẹp và kiến nghị lên chính khách địa phương, các doanh nghiệp, học viện, các trung tâm văn hóa, vv… Hãy đảm bảo rằng hành động của bạn sẽ mang lại thành quả lâu dài.

Kỷ niệm trên toàn thế giới

Chủ đề các năm trước:

Người dịch: Phan Minh


0 bình luận

Bình luận thêm