Chia sẻ niềm tin - Nâng cao vị thế

Dịch vụ Phiên dịch Ngôn ngữ ký hiệu trong bệnh viện

  • Thực hiện: Tuệ Chi
  • 29/06/2022
  • 2 Bình luận
  • Lượt xem: 3203

Từ ngày 01/04/2022 đến ngày 31/10/2022Viện Nghiên cứu phát triển cộng đồng (ACDC) có triển khai Dịch vụ phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu cho người khuyết tật nghe nói khi đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế.

Dịch vụ phiên dịch ngôn ngữ kí hiệu (NNKH) trong bệnh viện được ra đời để hướng đến mục tiêu tăng cường khả năng tiếp cận thông tin của người khuyết tật nghe nói khi đi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế và thúc đẩy việc đảm bảo chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho người khuyết tật tại các cơ sở y tế. Hai hình thức phiên dịch được sử dụng là trực tiếp và video call qua các nền tảng trực tuyến. Người khuyết tật nghe nói đi khám chữa bệnh cần phiên dịch NNKH hoặc các cơ sở y tế cần phiên dịch NNKH cho người bệnh đều có thể liên lạc để đặt lịch với phiên dịch ở khu vực miền Bắc và miền Nam.

Quy trình để khi sử dụng dịch vụ này gồm các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Người Điếc/Cơ sở y tế cần phiên dịch NNKH liên lạc qua số hotline của chương trình

Miền Bắc (có thể liên lạc với 1 trong 2 đơn vị sau) - gồm các tỉnh phía Bắc đến Đà Nẵng:

1. Hội phiên dịch NNKH Hà Nội (HASLI)

Hotline/Zalo: 098 2099 106

Facebook: hasli2015

Email: hasili.phiendichkyhieu@gmail.com

2. Công ty TNHH hỗ trợ, kết nối người Điếc và cộng đồng (SC Deaf)

Hotline/Zalo: 039 8549 185

Facebook: scDeaf.vn

Email: scdeaf.vn@gmail.com

Miền Nam - từ Quảng Nam đến các tỉnh phía Nam:

Công ty hỗ trợ kỹ năng giao tiếp NNKH Nắng mới

Hotline/Zalo: 0377 553 787/ 0869 135 451

Facebook: ctynangmoihotronnkh/ NangMoiSLI

Email: ctynangmoi.hotronnkh@gmail.com

Bước 2: Nhóm phiên dịch sẽ sắp xếp nhân sự để cung cấp dịch vụ

  • Với các bệnh viện thuộc nội thành Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh:
    • Hình thức phiên dịch: (i) trực tiếp tại cơ sở y tế; hoặc (ii) trực tuyến trên nền tảng Zalo, Facebook
    • Thời gian cung cấp dịch vụ:
      • Trực tuyến: tối thiểu sau 60 phút kể từ thời điểm liên lạc
      • Trực tiếp: tối thiểu sau 120 phút kể từ thời điểm liên lạc nhưng tùy thuộc vào khả năng sắp xếp phiên dịch. Ưu tiên liên lạc tối thiểu trước 24h để đảm bảo cung cấp dịch vụ tốt nhất
    • Lưu ý: tùy thuộc vào thời gian liên lạc của người Điếc/cơ sở y tế, phiên dịch viên sẽ sắp xếp dịch vụ trong khả năng tốt nhất có thể.
  • Với các bệnh viện ngoài phạm vi nội thành Hà Nội và HCM:
    • Hình thức phiên dịch: trực tuyến trên nền tảng Zalo, Facebook
    • Thời gian cung cấp dịch vụ: tối thiểu sau 90 phút kể từ thời điểm liên lạc

Bước 3: Phiên dịch viên tiến hành phiên dịch cho người Điếc trong quá trình khám bệnh chữa bệnh tại cơ sở y tế

Bước 4: Phản hồi thông tin

Link: https://forms.gle/SWFENRE4HcRM2WTz5

    QR Code:    

  • Cơ sở y tế phản hồi chất lượng phiên dịch qua một trong các kênh sau:
  • Bảng khảo sát trực tuyến hoặc quét QR code

Link khảo sát: https://forms.gle/f9wDt3PJSXPEmuFM6

QR code:    

Bước 5: Chương trình gửi thông tin người Điếc đã đến khám tại cơ sở y tế cho phòng Công tác xã hội của các Cơ sở y tế

Mức phí phiên dịch sẽ được tính dựa trên số giờ khám bệnh, chữa bệnh của người Điếc tại cơ sở y tế theo biểu phí sau:

 

Đơn vị tính

Đơn giá gốc/giờ

Đơn giá

Dự án hỗ trợ

Phiên dịch hỗ trợ

Người Điếc tự trả

Dịch online/offline

Giờ

250.000đ

800.000/ca (tương đương 80% phí phiên dịch trong 4 tiếng)

200.000đ/ca

(tương đương 20% phí phiên dịch trong 4 tiếng)

trường hợp thời gian dịch quá 5 tiếng, người Điếc sẽ tự chi trả phí phiên dịch cho khoảng thời gian chênh lệch

 

Lưu ý:

  • Trong một số trường hợp, dự án có thể hỗ trợ phí phiên dịch từ 4-6 tiếng, tuy nhiên, phiên dịch cần thông báo cho nhóm dự án.
  • Biểu phí này được áp dụng trong năm 2022 thuộc Chương trình hỗ trợ phiên dịch NNKH tại bệnh viện. Chương trình dự kiến được triển khai đến tháng 10/2022 và đến khi quỹ hỗ trợ cho người Điếc hết.

Bảng giá biểu phí dịch vụ phiên dịch Ngôn ngữ ký hiệu cho người khuyết tật nghe nói trong bệnh viện

Dịch vụ nằm trong chương trình Hỗ trợ phiên dịch y khoa miễn phí cho người khuyết tật nghe nói của dự án “Tăng cường cơ hội tiếp cận thông tin cho người khuyết tật và các tổ chức Hội người khuyết tật” do Tổ chức CBM tài trợ. Giải pháp này hứa hẹn sẽ giải quyết nhanh chóng những khó khăn mà người khuyết tật nghe nói gặp phải trong quá trình thăm khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế trên khắp cả nước.


2 bình luận

Minh trí
Ngày 25.07.2022 Trả lời
Bị họ
Minh trí
Ngày 25.07.2022 Trả lời
E bị họ
Bình luận thêm