Chia sẻ niềm tin - Nâng cao vị thế

10 năm – Chặng đường ấn tượng của Công ước Quốc tế về Quyền của người khuyết tật

  • Thực hiện: Nguyệt Hà
  • 15/03/2016
  • 0 Bình luận
  • Lượt xem: 1127

Ủy ban Liên hợp quốc về Quyền của Người khuyết tật

(Ảnh: Settimi - Liên minh Khuyết tật Quốc tế (IDA))

Cách đây 10 năm, Công ước Quốc tế về Quyền của người khuyết tật (UN Convention of the Rights of Persons with Disabilities - CRPD) đã được thông qua. Đây là bộ luật đầu tiên tập trung vào quyền của người khuyết tật ở tầm thế giới. Điều này đạt được là nhờ những cuộc vận động tích cực về quyền của người khuyết tật trong những năm vừa qua. CRPD đã tạo nên một mức chuẩn mới cho mọi công dân trong xã hội đều được tham gia vào quá trình đàm phán của Liên hợp quốc. Nhắc đến CRPD, Diane Richler - Nguyên Chủ tịch hội đồng quản trị của Liên minh Khuyết tật Quốc tế (International Disability Alliance - IDA), Nguyên Chủ tịch Tổ chức Hòa nhập Quốc tế (Inclusion International), khẳng định rằng: “Đây không chỉ là thắng lợi về quyền của người khuyết tật, chiến thắng này còn là cột mốc quan trọng cho tình đoàn kết và hợp tác của toàn bộ cộng đồng người khuyết tật”.

“Những người điếc đấu tranh cho quyền của những người khuyết tật tinh thần, những người khuyết tật tinh thần đấu tranh cho quyền tiếp cận công nghệ thông tin của người mù, những người khuyết tật nam và nữ cùng nhau đấu tranh cho bình đẳng giới – những điều này là minh chứng rõ ràng rằng chúng ta hoàn toàn có thể hợp tác cùng nhau để vận động chính sách, dù chúng ta sống tại quốc gia nào, cộng đồng nào, hoàn cảnh sống ra sao”, Lisa Adams – hiện đang làm việc cho Quỹ Quyền của người khuyết tật (Disability Rights Fund).

Quá trình phê chuẩn công ước này diễn ra với tốc độ nhanh hơn nhiều những hiệp ước về quyền con người khác. Stefan Tromel - Nguyên Giám đốc điều hành IDA, Chuyên gia cao cấp về các vấn đề khuyết tật tại Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization), người đại diện trình bày các phong trào về quyền của người khuyết tật trong nhiều cuộc đàm phán đã gọi đây là “sự kiên định của các tổ chức khuyết tật trong việc thực thi CRPD khi nó được phê chuẩn”

Có rất nhiều lý do để tôn vinh cộng đồng người khuyết tật, những con người mà 10 năm qua từ những bước đầu tiên đã gây dựng và lan tỏa sức ảnh hưởng trong xã hội. Tuy nhiên, như mọi khi, vẫn còn nhiều việc cần chúng ta phải làm ở phía trước.

Từ khi được thông qua, CRPD đã giúp nâng cao nhận thức của mọi người về vấn đề khuyết tật, đó vừa là vấn đề về quyền con người, vừa là vấn đề của sự phát triển xã hội. CRPD cũng đánh dấu một bước thay đổi lớn, khi người khuyết tật không còn được xem là người nhận từ thiện mà là những thành viên tích cực của cộng đồng, có thể tự chăm sóc cuộc sống của mình, được cộng đồng chấp nhận một cách tự nhiên và bình đẳng, có quyền tham gia, gắn bó và hoạt động như tất cả những người khác.

Đây là lý do, ngay từ khi những cuộc đàm phán xoay quanh khung phát triển bền vững quốc tế theo Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (Millennium Development Goals – MDGs), CRDP đã được nhiều tổ chức khuyết tật, bao gồm Liên minh Khuyết tật Quốc tế (International Disability Alliance – IDA) và Hiệp hội Khuyết tật và Phát triển Quốc tế (International Disability and Development Consortium – IDDC), coi là nền móng cho các cuộc vận động chính sách về quyền tham gia của người khuyết tật vào những chính sách phát triển quốc tế. Các phong trào cùng nhau phát triển, khẳng định rằng, khi Liên hợp quốc thông qua nguyên tắc nền tảng “không ai bị bỏ lại phía sau” của các Mục tiêu Phát triển bền vững (Sustainable Development Goals - SDGs), người khuyết tật đã được công nhận quyền tham gia một cách rõ ràng và đầy ý nghĩa. Điều này đánh dấu một bước tiến lớn sau những bằng chứng trong MDGs cho thấy người khuyết tật bị bài trừ một cách có hệ thống trong thời gian trước.

Giờ đây, nhờ SDGs đã được thêm vào CRPD, các quốc gia đã có những con đường rõ ràng hơn trong việc đưa vấn đề quyền của người khuyết tật vào quá trình thực hiện các Chương trình phát triển quốc gia. 

Thách thức bây giờ chính là cả SDGs và CRPD đều là những chương trình đầy tham vọng. Cả hai đều đưa ra những quan điểm tiến bộ về phát triển, về môi trường, về cứu trợ nhân đạo, về khí hậu dựa trên tinh thần của một thế giới cởi mở trong các hợp tác đa phương, một thế giới với các quốc gia hướng ngoại và sẵn sàng hỗ trợ giải quyết các vấn đề toàn cầu. Đó không phải là một thế giới chỉ sống vì bản thân và tìm kiếm những mối quan hệ hạn hẹp phục vụ cho lợi ích của ban thân – điều này đã xảy ra trên thế giới với một cuộc chạy đua vũ trang đi ngược lại với tính chất của nhân loại. Tài nguyên và chính trị được giao cho CRPD và SDGs phải được dành để thực hiện quyền của người khuyết tật, từ đó tạo ra một kỷ nguyên mới “không ai bị bỏ lại phía sau”.

Đã có những bước tiến vượt bậc trong việc đưa người khuyết tật hoà nhập vào cộng đồng trong 10 năm trở lại đây, nhiều người cũng tin rằng người khuyết tật thậm chí sẽ tự mình tham gia vào các chương trình phát triển. Xã hội đang dần nhận ra, người khuyết tật sẽ không nhận được lợi ích gì từ quá trình phát triển toàn cầu trừ khi họ được chủ động lên kế hoạch hoà nhập cộng đồng ngay từ ban đầu. Loại bỏ rào cản đối với sự tham gia của người khuyết tật và giải phóng tiềm năng to lớn của họ chính là hành động then chốt để giải quyết các vấn đề giảm nghèo đói toàn cầu và nâng cao vị thế con người, từ đó họ có thể tiếp cận các quyền lợi của mình và tham gia tích cực vào mọi khía cạnh của xã hội.

Cho đến nay, 170 quốc gia và Liên minh Châu Âu đã thông qua CRPD. Tiến trình này đang diễn ra rất nhanh chóng, với Antigua và Barbuda, Sri Lanka, Brunei, Phần Lan, Comoros, Hà Lan, Iceland, và Cộng hòa Trung Phi thông qua vào năm 2016, cũng như Belarus và Somoa vừa thông qua trong tuần vừa rồi.

Ngày hôm nay, IDA và IDDC, hai mạng lưới quốc tế lớn nhất của các tổ chức khuyết tật, kêu gọi tất cả các quốc gia thành viên Liên hiệp quốc ký hoặc phê chuẩn CRPD, hướng đến kỷ niệm 10 năm công ước và ghi nhận sự đóng góp của một tỉ người khuyết tật trên toàn thế giới - những con người thường bị cho là yếu thế, bị kỳ thị hoặc ngăn cản trong việc đóng góp cho sự phát triển của gia đình, cộng đồng và quốc gia.

CRPD đã tạo ra một cơ hội để chúng ta thừa nhận và thực hiện một tiêu chuẩn toàn cầu - Quyền của người khuyết tật - một tiêu chuẩn đã được công nhận sẽ tạo ra sự tiến bộ kinh tế, tiến bộ xã hội và tiến bộ về quyền phát triển cho tất cả mọi người trong bất cứ xã hội nào. Một tiêu chuẩn mà Tromel tin rằng “có thể đưa tới một bước thay đổi lớn về cách nhìn người khuyết tật, từ những cá nhân bị động nhận phúc lợi, trở thành người bảo hộ cho xã hội tiến bộ”. Nếu các chính phủ nắm lấy cơ hội này, họ sẽ khai thác được tài nguyên và tiềm năng của toàn bộ các thế hệ, đóng góp cho cộng đồng quốc gia mình. Sự thay đổi này là thực tế, nhưng nó đòi hỏi sự cam kết mạnh mẽ từ các quốc gia về việc đưa ra các giải pháp đa phương và phương pháp phát triển dựa trên quyền con người.

Chúng tôi tin rằng đây là điều thực sự có thể trong kỷ nguyên mới này – một kỷ nguyên với sự xuất hiện của của một công ước được thông qua bởi rất nhiều quốc gia và có liên kết chặt chẽ với khung phát triển toàn cầu ít nhất là đến năm 2030. Chưa bao giờ trong lịch sử cộng đồng khuyết tật lại có một đà phát triển mạnh mẽ như vậy. Nếu không nắm bắt cơ hội mang tính then chốt này, chúng ta sẽ không thể nhận được sự tha thứ từ thế hệ tương lai.

Nếu chúng ta muốn một thế giới thay đổi – một thế giới mang lại lợi ích cho tất cả mọi người, cộng đồng quốc tế cần phải hành động ngay để sự tham gia của người khuyết tật đi vào thực tế trong quá trình phát triển. Và đó là thế giới chúng ta đang tìm kiếm!

Ngày 09/12/2016

Vladimir Cuk - Liên minh Khuyết tật Quốc tế, 

& Dominic Haslam - Hiệp hội Khuyết tật và Phát triển Quốc tế

Nguồn: http://www.huffingtonpost.com


0 bình luận

Bình luận thêm